Các giải pháp về tài chính, tín dụng, thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 90 - 92)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Các giải pháp về tài chính, tín dụng, thuế

nghề nông thôn đã được quy định trong quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 và quyết định 123/2001QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

-Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn (vốn ngân sách nhà nước, vốn các thành phần kinh tế, vốn tổ chức phi chính phủ, vốn các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vốn hỗ trợ nghề nghiệp, vốn ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, vốn của thành viên HTX, tổ hợp tác, công ty cổ phần, công ty TNHH, vốn liên doanh liên kết…) trong các làng nghề. Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua các dự án cụ thể, các dự án trọng điểm môi trường, hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm, kinh phí khảo sát công nhận làng nghề, nâng cao quy mô kinh phí khuyến công.

-Trích một phần từ nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất của cấp huyện để hỗ trợ cho phát triển làng nghề.

-Nâng cao chất lượng hoạt động và chủ động phát triển thị trường và dịch vụ tài chính. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh chủ động phối hợp với các dự án đầu tư mạnh việc cho vay vốn mua thiết bị, máy móc xây dựng hạ tầng điểm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch tạo cho làng nghề phát triển với chính sách cho vay ưu đãi hơn.

-Các ngành chuyên môn của tỉnh có các chương trình, kế hoạch để huy động mọi nguồn vốn để nâng cấp hạ tầng làng nghề (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bảo tồn các di tích lịch sử, tôn tạo các giá trị văn hoá…) trong các làng nghề.

nghề, nhằm bảo đảm cho làng nghề phát triển vừa nuôi dưỡng được nguồn thu; Các doanh nghiệp mới thành lập phục vụ trong các lànng ghề, các làng từ thuần nông bắt đầu xây dựng làng có nghề sau 3 năm; phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh không có xã trắng nghề.

-Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ nói chung và cho các làng nghề nói riêng để cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển tạo điều kiện cho các hộ sản xuất làng nghề ổn định.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 90 - 92)