Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nước với phát

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 48 - 51)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nước với phát

với phát triển làng nghề của tỉnh Sơn La

Qua nghiên cứu các cơ sở phát triển làng nghề, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Thực hiện chính sách mỗi làng một nghề và nhân rộng làng nghề có thế mạnh - Phát triển làng nghề truyền thống gắn với công nghiệp hóa nông thôn. Kết hợp thủ công với công nghệ hiện đại. Phải xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề thủ công, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, bố trí gần nguồn nguyên liệu, giao thông thuận lợi để tiện giao thương.

- Thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các lao động của làng nghề, bảo tồn làng nghề, đào tạo thế hệ trẻ kế cận để nghề truyền thống không bị mai một, có chính sách tôn vinh và đãi ngộ nghệ nhân và thợ giỏi.

- Phát triển ngành nghề hỗ trợ làng nghề phát triển, kết hợp phát triển làng nghề với du lịch.

- Kích cầu, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

- Sản phẩm thủ công phải có tính độc đáo, nghệ thuật cao, nên liên kết đào tạo với trường chuyên nghiệp chuyên ngành thiết kế để đào tạo bài bản cho lao động.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính (hỗ trợ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của NHTM và lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCS, hỗ trợ chi phí đào tạo, quảng bá sản phẩm) tạo điều kiện cho các hộ gia đình đổi mới công nghệ, mẫu mã, cập nhật thị hiếu, xu hướng mới của khách hàng, chính sách giá cũng phù hợp hơn với khách hàng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, các thông tin thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm làng nghề gắn với du lịch (chủ yếu là xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch) tăng cường quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ để hộ gia đình yên tâm duy trì, mở rộng sản xuất. Đức và Thái Lan thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm trong nước hay tài trợ tham dự các hội chợ ở nước ngoài cho các sản phẩm của làng nghềhay các sản phẩm thủ công miễn phí hoặc hình thức đóng phí chỉ là tượng trưng. Phòng công nghiệp và thương mại và các trung tâm dịch vụ hỗ trợ cần đóng vai trò tích cực trong các hoạt động này.

- Để người sản xuất không chịu thiệt thòi khi tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới nhà nước phải đặc biệt chú ý đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những sản phẩm truyền thống thường có tính dị biệt của nó và rất cần được bảo vệ khỏi việc làm nhái và làm giả. Thái Lan đã giao hoàn toàn trách nhiệm này cho Bộ Thương mai trong dự án của mình.

- Phát triển thương mại điện tử có thể coi là biện pháp xúc tiến thương mại có hiệu quả nhất hiện nay. Lợi ích nó đem lại lớn hơn nhiều chi phí bỏ ra. Thương mại điện tử không nên chỉ được hiểu đơn thuần là mu bán trên mạng mà trên thực tế nó còn là kênh tốt cung cấp các thông tin thị trường, phổ biến kiến thức về marketing và phát triển sản phẩm. Thương mại điện tử rất cần đến đầu tư ban đầu lớn của chính phủ về hạ tầng cơ sở thông tin và đào tạo nguồn nhân lực. Bắc Ninh có thể học tập mô hình Telecenter của Thái Lan để phát triển thương mại điện tử cho nghề và làng nghề. Các trung tâm này không chỉ cung cấp cơ sở

hạ tầng để sử dụng thương mại điện tử ở địa phương mà còn hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho người dân sử dụng thương mại điện tử. Telecenter cũng là mô hình mà Kế hoạch hành động ICT của APEC đề xuất để giảm khoảng cách về kỹ thuật số ở các nước.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w