6. Kết cấu của đề tài
3.2.8. Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển
phát triển làng nghề truyền thống
Trong những năm qua, do tác động của điều kiện khách quan và chủ quan, chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinhh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đội ngũ thợ thủ công tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm ngày càng ít dần, do những nguyên nhân như: mất, tuổi quá cao không thể tham gia lao động sản xuất, một số khác chuyển nghề do tình hình kinh doanh sản phẩm thủ công gặp khó khăn. Trong khi đó, các hoạt động truyền nghề, đào tạo tay nghề cho thợ thủ công lớp kế cận chưa được đầu tư, quan tâm thích đáng. Bên cạnh đó, do yều cầu về cơ cấu tổ chức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong môi trường phát triển mới, trình độ của những người quản lý ở các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, các kiến thức, kỹ năng quản lý, phát triển thị trường cho sản phẩm còn yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh sản phẩm. Trước thực trạng này, nâng cao chất lượng nhân lực của cơ sở, sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công là yêu cầu tất yếu và cần thiết.
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Cần tiếp tục nâng cao nhận thức về nghề, ngành nghề truyền thống của địa phương, Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
- Tổ chức mở lớp dạy nghề, thực hiện các dự án cho người dân ở các xã có nghề. Trên cơ sở phát huy lợi thế của các nghề sẵn có, phát triển các làng nghề mới phù hợp với thực tế của địa phương. Các nghề mới phù hợp với tập quán của địa phương, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị hiếu của thị trường, hoạt động trong các làng nghề, làng có nghề chủ yếu là hộ gia đình sản xuất trên diện tích rộng.
+ Đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề sản xuất sản phẩm từ vải thổ cẩm (các nghề dệt - may - thêu - thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm) tại các bản đã có dự án như: Bản Bó, Bản Hụm (thành phố), bản Áng, bản Nà Bai (Mộc Châu), bản Thèn Luông (Yên Châu);
+ Đào tạo nghề cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, HTX, tổ hợp tác nghề tiểu thủ công nghiệp theo Chương trình khuyến công tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 -2015.
+ Nhân, cấy nghề, du nhập nghề kết hợp với nghề truyền thống: Hỗ trợ đầu tư nhân, cây nghề, du nhập nghề chế biến mây, đan mây xây dựng và phát triển làng nghề đan mây tại Mường La (đã thực hiện dự án tại huyện Phù Yên nhưng thất bại do thiếu nguyên liệu và thị trường).
- Tổ chức lại hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện, cải tiến nội dung, chương trình đào tạo cho sát với thực yế nhu cầu của làng nghề truyền thống. Tổ chức gặp mặt, tập huấn nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị sản xuất.
- Tổ chức các lớp ngắn ngày, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân, tổ chức cho họ đi thăm quan, hội thảo, học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm sản xuất sạch hơn. Khuyến khích hỗ trợ đội ngũ doanh nhân (người chủ) trực tiếp tìm thị trường, nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất…. Hàng năm tổ chức các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, các ngành, UBND các cấp với chủ doanh nghiệp, để lắng nghe và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho cơ sở phát triển. Chọn các chủ cơ sở, doanh nghiệp có đủ năng lực để xây dựng, triển khai các dự án khuyến công.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghề, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho các cơ sở CNNT. Do nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, trong khi khả năng về trường lớp, kinh phí hỗ trợ có hạn, phải giải quyết từng bước bằng nhiều hình thức cả tại chỗ, tại trường, đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Trước mắt từng cơ sở, từng
doanh nghiệp cần xác định số lượng, ngành nghề, trình độ cần đạt, phối hợp với tổ chức dịch vụ khuyến công có biện pháp mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại cơ sở, để nhanh chóng đáp ứng nguồn nhân lực cho CNNT; đối với các nghề cơ bản cần cử đi học tại các trường.