6. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về phát
thực sự có hiệu quả và có ý nghĩa thì phải đảm bảo kế hoạch và chính sách phải nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phải được cụ thể hóa và mang tính đồng bộ. Vì vậy việc xây dựng phải được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của UBND tỉnh.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nướcvề phát triển làng nghề truyền thống. về phát triển làng nghề truyền thống.
Trong các quy định của Nhà nước có quy định rất cụ thể về bộ máy tổ chức QLNN tại địa phương về các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh tế. Bộ máy này được quản lý từ Sở Công Thương tới phòng kinh tế thành phố và kinh tế - hạ tầng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thô các huyện và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ UBND thành phố, huyện.
Tại cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước là Sở Công Thương. Trong đó phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành Công nghiệp, TTCN, làng nghề là phòng Quản lý công nghiệp của Sở Công Thương, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công Thương: Trung tâm khuyến công.
Tại cấp huyện, thành phố các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN thuộc lĩnh vực kinh tế cụ thể ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là phòng Kinh tế thành phố, Kinh tế hạ tầng huyện. Cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của UBND huỵên, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công Thương tỉnh. Bên cạnh đó còn có một số cơ quan có liên quan như Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, trung tâm dạy nghề huyện, phòng TN- môi trường, Tài chính – Kế hoạch…UBND huyện ban hành các quy chế phối hợp các cơ quan chức năng trong việc phát triển và QLNN về phát triển làng nghề truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường.