6. Kết cấu của đề tài
2.4.1. Kết quả đạt được
Nghề thủ công truyền thống tỉnh Sơn La có lịch sử hình thành lâu đời với nhiều sản phẩm thủ công độc đáo, đa dạng, có tính ứng dụng cao trong đời sống và mang đậm tính nghệ thuật.
Công tác bảo vệ môi trường: chủ trương đưa ra khá kiên quyết, bước đầu cũng đạt được hiệu quả.
Các địa phương có sự phối hợp của nhiều cơ quan tăng cường đào tạo kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng có các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, khảo sát nghiên cứu thị trường và tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại.
Một trong những hoạt động hiệu quả là tỉnh Sơn La đã khảo sát, lựa chọn nghề đào tạo phù hợp giúp nhanh chóng tạo ra thu nhập cho người lao động, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Với nhận thức sâu sắc khôi phục duy trì và phát triển các nghề truyền thống, nhân cấy các nghề mới là một trong những giải pháp để khai thác và phát huy nhân tố nội lực tiềm ẩn ở nông thôn. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tổ chức thực hiện các ngành của tỉnh, các làng có nghề trên địa bàn tỉnh dần thích nghi với thị trường, đóng góp lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Công tác khuyến công được tăng cường thực hiện khá đa dạng với các nội dung hỗ trợ truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề, nhân cấy nghề mới, đổi mới thiết bị công nghệ, quy hoạch cụm, điểm công nghiệp, tham quan các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi.