Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 51 - 53)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý, diện tích

Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên 1.417.444 ha, chiếm 4,27% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý 20o39’ - 22o02' độ vĩ Bắc và 103o02’ - 105o11’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; Phía Tây giáp Tỉnh Điện Biên, Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Nước CHDCND Lào, với chiều dài biên giới với tỉnh bạn Lào là 250 km.

2.1.1.2 Dân số, mật độ dân số

Bảng 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016

TT Huyện/thành phố Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số (km2) (nghìn ngƣời) (Ngƣời/km2) Tổng 14.123,49 1208,2 86 1 Thành phố 323,51 104,4 323 2 Quỳnh Nhai 1056 64 61 3 Thuận Châu 1533,36 166,5 109 4 Mường La 1425,36 95,3 67 5 Bắc Yên 1098,64 64,1 58 6 Phù Yên 1234,23 119,1 96 7 Mộc Châu 1071,7 110,3 103 8 Yên Châu 857,76 77,7 91 9 Mai Sơn 1426,7 156,1 109 10 Sông Mã 1639,92 144,3 88 11 Sốp Cộp 1473,42 46 31 12 Vân Hồ 982,89 60,4 61

Sơn La có quy mô dân số năm 2016 là 1.208,2 nghìn người, trong đó nam chiếm 50,26% và nữ chiếm 49,74%. Mật độ dân số bình quân là 86người/ km2, thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của cả nước (260 người/km2) và của vùng Trung du và miền núi phía Bắc (118 người/km2). Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, các khu vực, cao nhất là thành phố Sơn La với 323 người/km2, thấp nhất là huyện Sốp Cộp với 31 người/km2.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La, hiện có 12 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân tộc Kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là các dân tộc khác.

2.1.1.3 Địa hình, khí hậu

Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, bồn địa và các cao nguyên. Độ cao trung bình 600 -700 m so với mặt nước biển, địa thế bị chia cắt sâu và mạnh.

Địa hình của tỉnh Sơn La chia cắt tạo thành 3 vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, Vùng hồ sông Đà và Vùng cao biên giới. Trên 87% diện tích tự nhiên có độ dốc từ 250 trở lên, do đó việc phát triển giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn.

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình hàng năm 200 – 220 C. Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.400 - 1.500 mm. Lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 84-92% tổng lượng mưa hàng năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%.

2.1.1.4 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ phát triển mạnh về số lượng, hiện có tổng chiều dài 9.252,5 km. Đến năm 2010, mật độ đường ô tô đạt 0,66 km/km2. Tuy nhiên chất lượng đường còn nhiều hạn chế, mặt đường cấp cao chiếm tỷ lệ nhỏ, cơ bản là mặt quá độ và chạy trực tiếp trên nền đất.

- Hệ thống giao thông đường thuỷ gồm 02 tuyến chính:

+ Tuyến sông Đà với tổng chiều dài đoạn qua địa phận Sơn La khoảng 416 km (khu vực lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình khoảng 230 km và khu vực lòng hồ thuỷ điện Sơn La khoảng 186 km), có khả năng kết nối kinh tế các huyện (Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu) trong tỉnh thông qua các cảng Tà Hộc, Vạn Yên, Tạ Bú khi được đầu tư xây dựng đồng bộ.

+ Tuyến sông Mã với đặc điểm địa hình khó khăn, dòng chảy hẹp, nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho phát triển giao thông thuỷ, chủ yếu khai thác các bến đò ngang sông, do địa phương quản lý khai thác.

- Giao thông đường không: Trước kia có sân bay Nà Sản là sân bay chính trong mạng sân bay quân sự quốc gia, sử dụng sân bay dân dụng tuy nhiên đến nay Sân bay Nà Sản không còn sử dụng vì hiệu quả kinh tế kém.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w