6. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, triển khai chính sách hỗ trợ phát triển
phát triển làng nghề
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề nông nghiệp nông thôn đến năm 2020.
- Lập dự án Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
+ Xác định rõ hiệu quả về sự phù hợp của từng loại cây trồng cho từng vùng đất để phân vùng trồng ổn định các loại nguyên liệu phục vụ chế biến tiểu thủ công và công nghiệp;
+ Cần thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, lập phương án và tổ chức khai thác nguyên liệu gỗ, phi gỗ (tre, nứa, giang, mây) để sản xuất đồ lưu niệm, đồ gia dụng, gỗ mỹ nghệ, nguyên liệu phục vụ đan lát; nguyên liệu phục phụ nghề dệt...
bảo vệ môi trường, Xây dựng hệ thống chỉ tiêu xử lý các chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, phù hợp với quy mô cơ sở nghề và làng nghề:
- Quy hoạch chi tiết các khu sản xuất tập trung, tiến hành giải phóng mặt bằng và sẵn sàng giao đất cho chủ đầu tư làm cơ sở cho việc lập, duyệt dự án và tham gia thiết kế kỹ thuật, nhằm triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
- Triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách của nhà nước đồng bộ có hiệu quả để phát triển TTCN và làng nghề TTCN: Rà soát, đánh giá Chương trình khuyến công, Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2020, Chính sách phát triển vùng nguyên liệu tre của Chính Phủ, Chính sách giảm nghèo nhanh, Chương trình phát triển nông thôn mới, Chính sách đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo chuyển đổi nghành nghề trong nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia khác triển khai lồng ghép các chương trình thúc đẩy TTCN, làng nghề phát triển có hiệu quả và bền vững.
- Cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực TTCN, làng nghề.
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại:
+ Đăng ký, quảng bá thương hiệu, xây dựng website: từ nay đến năm 2020, hằng năm hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn phát triển khoa học công nghệ để triển khai thực hiện xây dựng và đăng ký thương hiệu cho khoảng 3 - 5 sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; xây dựng 4 - 5 logo quảng bá thương hiệu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng 1 - 2 website cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
+ Công tác xúc tiến thương mại khác: từ nay đến năm 2020, hằng năm xây dựng và phát triển hệ thống thiết kế mẫu mã sản phẩm; đăng ký nhãn
hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp; hệ thống hoá mẫu mã sản phẩm, giới thiệu trên website UBND tỉnh, website của hiệp hội ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và website của hiệp hội Ngành nghề Sơn La; cung cấp, trao đổi thông tin về thị trường; tổ chức mỗi năm ít nhất 02 đợt hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm trong nước.
- Chính sách bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống TTCN
+ Khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống có từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền; những làng nghề phát triển không ổn định: Dệt thổ cẩm Thái ở Thèn Luông Yên Châu; Dệt vải lanh, nghề rèn của dân tộc H’mông tại Mộc Châu; làm gốm của người Thái đen ở bản Mé và bản Ban ở Chiềng Cơi thành phố Sơn La; làm gốm ở xã Mường Chanh, Mai Sơn.
+ Phát triển những làng nghề phát triển mạnh, có sự lan tỏa sang khu vực lân cận: làng nghề sản phẩm như rọ tôm, sản xuất lưới, bẫy, đóng thuyền ở xã Chiềng Bằng lan rộng các xã dọc sông Đà; Hợp tác xã Nặm La (bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng), bản Ái (xã Chiềng Xôm), bản Coóng Nọi
(phường Chiềng Cơi)trên địa bàn thành phố Sơn La sản xuất, kinh daonh các sản phẩm thêu dệt làm khăn, áo dân tộc, vỏ chăn, gối, ri- đô, rèm cửa, địu, tay nải, khăn trải bàn bằng thổ cẩm.