LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/ Ổn đinh tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2/
Kiểm tra bài cũ 3/
Bài mới;
* Hoạt động 1: Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
- Cho học sinh đọc 2 đoạn văn trong SGK.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1/ Ví dụ : SGK
Hỏi : Hai đoạn văn có mối liên hệ gì với nhau không tại sao?
- Hai đoạn văn trên cùng hướng về ngôi trường. Tả và phát biểu cảm nghĩ nhưng thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợp lý, đánh đồng thời gian hiện tại và quá khứ nên sự liên kết còn lỏng lẻo do đó người đọc thấy hụt hẫng.
- HS Đọc lại đoạn văn của Thanh Tịnh và nhận xét:
Hỏi : Cụm từ “trước đó mấy hôm” viết thêm vào đầu đoạn văn có tác dụng gì?
- Bổ sung về thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn.
Hỏi : Sau khi thêm cụm từ “trước đó mấy hôm” hai đoạn văn đã liên kết với nhau như thế nào?
- Tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn thứ nhất, hai đoạn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau hơn.
Hỏi : Cụm từ “trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản?
- Là phương tiện ngôn ngữ tạo sự gắn bó có quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn (khi chuyển đoạn).
* Hoạt động 2 : Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
+ Dùng từ ngữ để liên kết
- Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ SGK.
Hỏi : Tìm phương tiện liên kết đoạn văn ở ví dụ a, vị trí và ý nghĩa của chúng?
Hỏi : Tìm phương tiện liên kết đoạn văn ở ví dụ b, vị trí và ý nghĩa của chúng?
Giáo viên cho học sinh đọc hai đoạn văn ở mục I.2 tr 50 – 51 SGK.
Hỏi : Tìm phương tiện liên kết đoạn văn ở ví dụ c, vị trí và ý nghĩa của chúng?
Hỏi : Trước đó là thời điểm nào?
Hỏi : Từ đó thuộc từ loại nào? Kể thêm một số từ cùng loại với từ đó?
Hỏi : Tác dụng của từ đó? ( học sinh thảo luận ) - HS đọc ví dụ d
Hỏi : Tìm phương tiện liên kết đoạn văn ở ví dụ d, vị trí và ý nghĩa của chúng?
2/ Nhận xét
* Ghi nhớ ý 1: SGK
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1/ Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
a) Ví dụ : SGK b) Nhận xét
- Sau khâu tìm hiểu có tác dụng liệt kê. (trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, trở lên, một mặt, hai là, ba là, ngoài ra).
- Nhưng tương phản, đối lập. (trái lại, tuy vậy, ngược lại).
- Trước lúc nv “tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường.
- Chỉ từ (này, kia, ấy, nọ) - Liên kết đoạn văn
- Nói tóm lại (tóm lại, nhìn
Hỏi : Từ phân tích trên cho biết để đoạn văn thể hiện mối quan hệ người ta dùng những phương tiện nào để liên kết?
+ Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
Cho học sinh đọc đoạn văn mục II.2.
Hỏi : Xác định câu nối dùng để liên kết hai đoạn văn?
Hỏi : Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết?
Hỏi : Từ phân tích trên cho biết ngoài dùng từ để liên kết đoạn văn, người ta dùng phương tiện nào nữa?
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Từ ngữ
2/ Dùng câu để liên kết các đoạn văn.
a) Ví dụ : SGK b) Nhận xét
- Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy?
- Nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách cho mà đi học trong đoạn văn trên.
- Câu
* Ghi nhớ : ý 2 SGK
*Hoạt động 3: Luyện tập
BT1: Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, thảo luận các tổ, cử đại diện trình bày.
BT2: Cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa, sau đó điền từ mỗi nhóm 1 đoạn.
BT3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 3, bài tập nâng cao về viết đoạn.
III. Luyện tập Bài 1
a) Nói như vậy : tổng kết. b) Thế mà : tương phản.
c) Cũng : nối tiếp, liệt kê.
Tuy nhiên : tương phản.
Bài 2/54:
a) Từ đó... b) Nói tóm lại...
c) Tuy nhiên... d) thật khó trả lời...
Bài 3/55.
Lượm là một chú bé hồn nhiên với ca lô đội lệch mồm huýt sáo vang.Chú hồn nhiên ngay cả khi đang làm một công việc hệ trọng giữa làn tên đạn hiểm nguy với hình ảnh như con chim chích nhảy trên đường vàng.
Ngoài đức tính hồn nhiên, Lượm còn là một chú bé rất dũng cảm. Hình ảnh Vụt qua mặt trận..vèo vèo của chú sống mãi trong tâm tưởng người đọc như một tượng đài về người anh hùng trẻ tuổi.
D. CỦNG CỐ VÀ DẶN Dề
- Khi nào thì phải dùng phương tiện liên kết đoạn văn ? - Nêu các phương tiện liên kết đoạn văn?
- Học bài và làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Tuần 5 BÀI 5
Tiết 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI --- NS : 12/9/2008
ND :…./…./2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:
- Hiểu rừ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xó hội.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.