TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo án văn 8 cả bộ ( Hót ) (Trang 28 - 30)

1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2/ Bài mới

Đề bài : Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. I. YÊU CẦU

- Ôn lại cách viết bài văn tự sự, chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.

- Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.

1/ Xác định ngôi kể: thứ nhất, thứ hai, thứ ba. 2/ Xác định trình tự kể:

+ Theo trình tự không gian, thời gian. + Theo diễn biến của sự việc.

+ Theo diễn biến của tâm trạng.

(Có thể kết hợp kể bằng các thủ pháp đồng hiện)

3/ Xác định cấu trúc của văn bản(3 phần) dự định phân đoạn (số lượng đoạn văn cho mỗi phần ) và cách trình bày cho mỗi đoạn văn.

4/ Thực hiện 4 bước tạo văn bản đã học ở lớp 7 chú trọng bước lập đề cương.

* Dàn ý:

- Giới thiệu hoàn cảnh tác động để nhân vật tôi nhớ lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học. - Cảm nghĩ chung của em về kỷ niệm ấy.

b/ Thân bài: (7đ)

- Kể theo diễn biến tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ, mới mẻ, thông qua hồi tưởng (từ hiện tại nhớ về quá khứ).

+ Tâm trạng của đêm trước ngày đến trường. + Tâm trạng trước lúc đến trường.

+ Tâm trạng trên đường đến trường. + Tâm trạng lúc ở trường.

+ Tâm trạng khi rời tay người thân và ở trong lớp.

* Lưu ý: các ý chính phải được dựng thành đoạn rõ ràng, mạch lạc có sử dụng các phương tiện liên kết.

c/ Kết bài: (1,5đ)

- Ấn tượng của nhân vật tôi lần đầu được đến trường. - Ý nghĩa của việc đi học.

- Suy nghĩ, mơ ước của em về ngày mai. II. DỰ KIẾN THANG ĐIỂM

- Điểm 9 - 10: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy có hàm xúc, gây ấn tượng cho người đọc nổi bật ý nghĩa.

- Điểm 7 - 8: Bố cục đầy đủ, diễn đạt tương đối trôi chảy, có hàm xúc nhưng chưa cao, nổi bật ý nghĩa.

- Điểm 5 - 6: Trình bày tương đối rõ ràng, biết diễn đạt nhưng chưa trôi chảy, còn sai chính tả. - Điểm 3 - 4: Diễn đạt lủng củng, vụng về, sai nhiều chính tả, chưa nổi rõ ý bài làm.

- Điểm 1 - 2: Sai chính tả, lạc đề, bố cục không rõ ràng.

D. CỦNG CỐ VAØ DẶN DÒ

- Giáo viên nhắc nhở học sinh và thu bài. - Đọc và soạn bài : Lão Hạc.

Tuần 4

BAØI 4 Tiết 13 – 1 LÃO HẠC

(Trích Lão Hạc - Nam Cao) NS : 07/9/2008 --- ND: …./9/2008

A. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mang tháng Tám.

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

- Bước đầu hiểu được đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn kết hợp giữa tự sự, triết lý với trữ tình.

B. CHUẨN BỊ

- Đồ dùng: SGK, SGV, học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên .

+ Nếu có thể giáo viên chuẩn bị ảnh Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc

- Dự kiến các khả năng tích hợp:

+ Tích hợp dọc với các văn bản đã học bài 1 và bài 2

+ Tích hợp với ngang: Từ láy, Từ tượng hình, từ tượng thanh tích hợp Chuyển đoạn trong văn

bản.

C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2/ Bài cũ:

- Từ nhân vật chị Dậu, anh Dậu vàbà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận vàphẩm cách của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám?

- Từ nhân vật cai lệ và người nhà lý trưởng có thể khái quát điều gì về bản chất của chế độ TD nửa PK lúc bấy giờ?

3/ Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

- Dựa vào SGK có thể cho biết đôi nét về Nam Cao, lưu ý về năm sinh 1915.

Nam Cao xuất thân trong một gia đình nghèo, đời sống khá chật vật, trong các anh em chỉ mình ông được đi học, đói nghèo, bệnh tật đeo đẳng ông từ những năm còn nhỏ, thi thành trung ông theo người cậu lên Sài Gòn kiếm sống. Sống 3 năm, ông có ý định xuất dương đi du học nhưng do đau ốm ông phải trở về quê không tìm được việc làm có thời gian ông làm ông giáo trường tư, khi Nhật sang trường phải đóng cửa, ông sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, có lúc phải về quê sống nhờ vợ. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc.

Năm 1943 ông tham gia nhóm văn hoá cứu quốc ở Hà Nội, bị khủng bố ông về quê sau đó tham gia tổng khởi nghĩa 1945, 1946 có mặt trong đoàn quân Nam tiến, 1947 ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1948 được kết nạp Đảng, ông hy sinh năm 1950 trên đường đi công tác ở vùng địch hậu ở Liên khu III.

- Sự nghiệp văn chương của ông chia ra 2 thời kỳ trước và sau cách mạng (SGK)

- Trong sáng tác của Nam Cao có hai loại nhân vật: đề tài người nông dân có 2 loại nhân vật, một cố gắng giữ trọn phẩm chất dù bị đày đoạ của xã hội, một nữa là loại nhân vật tha hoá (trân trọng xót thương với tấm lòng nhân đạo và hiểu biết sâu sắc về con người; quá trình bần cùng hoá của người nông dân) và đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo (bi kịch vỡ mộng của người tri thức tiểu tư sản nghèo, họ xuất thân từ làng quê xâm nhập vào chốn thị thành sôi động đã quăng quật họ cả về thể xác và tinh thần -> XHTD nửa phong kiến; bi kịch chết mòn về tinh thần; đấu tranh

Một phần của tài liệu Giáo án văn 8 cả bộ ( Hót ) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w