Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố bến tre (Trang 57 - 60)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trƣờng kinh doanh: Hiện tại nền kinh tế và ngành tài chính thế giới đang vật lộn trong quá trình cơ cấu lại và sẽ cần phải có nhiều thời gian để tìm ra đƣợc bƣớc đi thích hợp. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp Chính phủ các nƣớc không cứu vãn đƣợc sự sa sút của các ngành sản xuất trực tiếp và để dẫn đến đổ vỡ, phá sản thì thế giới sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, hệ quả của những yếu kém về cơ cấu lây lan mạnh mẽ trong bối cảnh tự do hoá tài chính và thƣơng mại toàn cầu.

Môi trƣờng tài chính - tiền tệ: Đứng trƣớc bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, NHNN đã có những quyết định quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ động hạn chế tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo dảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trƣởng hợp lý, bền vững. Các tổ chức tín dụng bám sát định hƣớng hoạt động của ngành, triển khai và thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Trung Ƣơng công cụ lãi suất đúng hƣớng và linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trƣờng, góp phần bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát đã thúc đẩy nền kinh tế địa phƣơng phát triển vững chắc. Tuy nhiên, hoạt động tiền tệ tín dụng trên địa bàn tăng trƣởng với tốc độ chậm, nhiều tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nên cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, song cho đến nay hệ thống chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc vẫn còn bất cập, thiếu đồng bộ và thiếu tính chặt chẽ.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Chi nhánh sử dụng quy trình chấm điểm tín dụng để đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín dụng DN. Việc xếp hạng tín dụng giúp chi nhánh đƣa ra đƣợc các chính sách khác nhau, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng DN. Tuy nhiên chi nhánh chỉ dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá và quy trình này đƣợc áp dụng chung cho tất cả các khách hàng là DN. Các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, vì vậy với quy trình chấm điểm đồng nhất các DN nhƣ vậy sẽ không thể

đánh giá đƣợc hết những đặc điểm riêng có của mỗi loại hình DN dẫn tới ảnh hƣởng đến chính sách tín dụng với từng loại DN, tác động đến hiệu quả cho vay khách hàng DN. Chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc một chính sách tín dụng riêng đối với từng loại hình DN. Chính sách lãi suất, bảo đảm tiền vay, phƣơng thức cho vay… đều đƣợc áp dụng chung cho mọi đối tƣợng DN. Trong năm 2017, mặc dù chi nhánh đã đề ra phƣơng án để thực hiện quy trình về thủ tục, trình tự cho vay đối với khách hàng là DN theo đó thì thời gian, thủ tục vay vốn đã đƣợc tạo điều kiện thuận lợi hơn. Tuy nhiên quy trình thủ tục tín dụng còn cứng nhắc. Để đƣợc vay vốn ngân hàng các DN cần phải có tài sản đảm bảo chủ yếu là cầm cố và thế chấp, còn phƣơng thức đảm bảo bằng tín chấp ít đƣợc sử dụng. Những điều này đã gây khó khăn cho DN vay vốn, ảnh hƣởng tới việc mở rộng cho vay và làm cho hiệu quả cho vay chƣa cao.

Trong quy trình tín dụng đang áp dụng của chi nhánh chƣa có sự tách rời độc lập giữa thẩm định và quyết định cho vay, có nghĩa là ngƣời cán bộ tiến hành thẩm định cũng đồng thời là ngƣời ra quyết định cho vay. Ngƣời cán bộ tín dụng khi đã tiến hành thẩm định DN thì khi ra quyết định cho vay sẽ chịu nhiều yếu tố chi phối vì vậy mà quyết định của họ sẽ không đảm bảo đƣợc tính khách quan.

Chi nhánh có đƣợc thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN chủ yếu lấy từ bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các thông tin này đôi khi không chính xác, đã bị chỉnh sửa cho đẹp để có thể vay vốn ngân hàng. Điều này một phần cũng làm cho ngân hàng bị nhiễu về thông tin của khách hàng, dẫn đến hoạt động cho vay thiếu chính xác ảnh hƣởng đến hiệu quả vay.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ thẩm định không đồng đều mặc dù chi nhánh đã cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thẩm định. Đội ngũ cán bộ thẩm định chƣa đƣợc phân công chuyên môn hoá trong công tác thẩm định, mà phải dàn trải trong tất cả các khâu, không chuyên sâu vào một mặt cụ thể. Trong ngân hàng, mỗi cán bộ tín dụng sẽ phụ trách một số khách hàng khác nhau. Nhƣng do trình độ của các cán bộ không đồng đều dẫn đến tình trạng ngƣời quản lý nhiều khách hàng, ngƣời quản lý ít hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã giới thiệu, trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng DNNVV tại Agribank Chi nhánh Thành phố Bến Tre, cụ thể là:

- Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển Agribank Chi nhánh Thành phố Bến Tre. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tín dụng DNNVV tại Agribank Chi nhánh Thành phố Bến Tre.

- Nêu ra những thành tựu cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh, đồng thời cũng nêu ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh nhƣ: Từ môi trƣờng kinh doanh, từ phía khách hàng vay vốn và từ bản thân ngân hàng,…

Những thực trạng trên là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng DNNVV tại Agribank Chi nhánh Thành phố Bến Tre sẽ đƣợc đề cập trong Chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

THÀNH PHỐ BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố bến tre (Trang 57 - 60)