9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.3. Sự cần thiết phải cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong nền kinh tế thị trƣờng, DNNVV ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình. Để ngày càng phát triển và tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế thì DNNVV đòi hỏi cần có nhiều hỗ trợ hơn nữa để khắc phục các yếu kém của mình, trong đó yêu cầu về vốn là một trong những vấn đề thiết yếu nhất. Trong nền kinh tế có nhiều kênh cung ứng vốn mà DNNVV có thể tiếp cận nhƣ vốn tự
có do tích lũy; vốn từ vay mƣợn bạn bè, ngƣời thân; vốn từ kênh tín dụng thƣơng mại; vốn huy động trên thị trƣờng chứng khoán… nhƣng các nguồn vốn này thƣờng có chi phí cao. Do đó, vốn tín dụng ngân hàng có chi phí hợp lý và ổn định là rất cần thiết để hỗ trợ cho các DNNVV hoạt động thể hiện trên các mặt sau [5]:
Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới và hiện đại hóa công nghệ. Một thực tế là các DNNVV thƣờng có công nghệ lạc hậu, sản xuất bán thủ công, bán cơ khí hoặc cơ khí, sản xuất thiếu ổn định, khả năng cạnh tranh kém. Để tiếp cận và đổi mới công nghệ các DNNVV cần phải huy động nguồn vốn ổn định. Kênh quan trọng để tạo vốn cho các DNNVV trong nền kinh tế thị trƣờng đó là huy động vốn từ các trung gian tài chính mà chủ yếu là ngân hàng, vốn tín dụng ngân hàng có chi phí hợp lý sẽ giúp DNNVV đổi mới và hiện đại hóa công nghệ.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để DNNVV duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. DNNVV rất nhạy bén và thức thời với tình hình của thị trƣờng, dễ thu hẹp và mở rộng quy mô kinh doanh, dễ dịch chuyển sang các lĩnh vực đầu tƣ mà theo DN là có lợi. Duy trì ổn định và mở rộng quy mô kinh doanh là việc mà DN nào cũng muốn hƣớng đến.
Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn để DNNVV phát triển nguồn nhân lực. Phần lớn các DNNVV có trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật thấp, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định và không có chiến lƣợc lâu dài nên không thu hút đƣợc nguồn nhân lực có tay nghề cao và năng lực quản lý giỏi. Mặt khác, bản thân chính nguồn nhân lực của DNNVV cũng mang nặng tƣ duy cũ nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng.
Tín dụng ngân hàng góp phần giảm thiểu tình trạng phải vay nặng lãi cho DNNVV. Để đáp ứng yêu cầu duy trì và mở rộng kinh doanh, DNNVV phải huy động vốn với chi phí hợp lý, một trong những kênh huy động vốn quan trọng đó là vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận đƣợc vốn vay từ ngân hàng buộc DNNVV phải huy động vốn từ thị trƣờng không chính thức hay nói cách khác là vay nặng lãi với chi phí cao gấp nhiều lần lãi vay ngân hàng, rất khó khăn cho doanh nghiệp.
Tín dụng ngân hàng giúp DNNVV giải quyết các dịch vụ bổ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh phát triển đƣợc rất cần những dịch vụ bổ trợ nhƣ
dịch vụ về phục vụ sản xuất kinh doanh gồm: tƣ vấn pháp luật, lập kế hoạch tài chính, lập phƣơng án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tƣ; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nhƣ tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng, chi phí khuyến mãi, tiếp thị… Những loại dịch vụ này đối với DNNVV còn khá mới mẻ, rất nhiều doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, do đó cần vốn để đầu tƣ và thuê mƣớn dịch vụ này.
Về phía hệ thống các ngân hàng thương mại
Trong cộng đồng DN Việt Nam, DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Vì vậy, đối với các NHTM thì đây là những khách hàng đầy tiềm năng và là phân khúc thị trƣờng khá lớn. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng hiện nay thì việc mở rộng, phát triển đƣợc dƣ nợ hữu hiệu đối với các DNNVV là một trong những chiến lƣợc quan trọng của các ngân hàng. Mở rộng, thu hút đƣợc khách hàng là các DNNVV nói chung và hoạt động tín dụng đối với loại hình này nói riêng mang lại cho hệ thống NHTM những nguồn lợi nhuận từ nhiều sản phẩm, dịch vụ: cho vay, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc, dịch vụ chi trả lƣơng cho ngƣời lao động…