9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2.3. Xây dựng chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiệu quả
Thứ nhất: Trên cơ sở chính sách khách hàng do Hội sở chính ban hành, căn cứ vào thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng khách hàng, chi nhánh cần xây dựng chính sách tín dụng riêng áp dụng phù hợp với từng nhóm đối tƣợng khách hàng.
Thứ hai: Để chính sách tín dụng đƣợc hiệu quả, yếu tố con ngƣời vẫn là quan trọng nhất. Chính vì thế, chi nhánh cần thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhƣ: Lãnh đạo khối doanh nghiệp cần quán triệt và có biện pháp xử lý đến từng cán bộ làm công tác quản lý khách hàng khi tiết lộ chính sách khách hàng cho doanh nghiệp. Bởi vì, khi doanh nghiệp nắm đƣợc thông tin về chính sách sẽ không đƣa thêm tài sản hiện có cho ngân hàng và thực hiện thế chấp tại các ngân hàng khác dẫn đến rủi ro khi doanh nghiệp đƣợc nhiều TCTD cho vay, doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích …
3.2.4. Tăng cường biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về xử lý nợ cũ
Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã quá hạn của các DN là khách hàng của chi nhánh. Dừng quan hệ tín dụng, bằng mọi biện pháp thu hồi nợ đối với các DN bị lỗ, không có khả năng khắc phục hoặc có nợ quá hạn lớn, xử lý các tài sản đảm bảo chi nhánh đang nắm giữ. Kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với những công trình không còn vật tƣ hàng hoá đảm bảo và không xác định đƣợc nguồn thanh toán cụ thể.
Đối với những DN có nợ gia hạn, nợ quá hạn, tập trung đôn đốc, theo dõi chặt chẽ các nguồn tài chính của DN. Bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của DN, theo sát từng công trình, từng hạng mục, từng dự án đầu tƣ để đề ra biện pháp thu nợ. Tăng cƣờng bổ sung tài sản bảo đảm nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý và tận thu hồi nợ. Trong trƣờng hợp ngân hàng thấy rõ không có khả năng thu hồi đƣợc nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản vay khó đòi. Biện pháp này đƣợc thực hiện khi ngƣời vay không chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo.
Về quản lý và cho vay mới
Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thƣờng xuyên, định kỳ và phân loại nợ để nắm rõ thực trạng nợ tín dụng. Định kỳ cán bộ tín dụng rà soát, quản lý danh mục tín dụng để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu đƣợc Giám đốc phê duyệt. Tăng cƣờng quản lý vốn đã cho vay đối với các DN, cử cán bộ có năng lực bám sát mọi hoạt động và nguồn thu của đơn vị, bảo đảm thu hồi ngay sau khi công trình có nguồn vốn, không để tình trạng các DN sử dụng vốn vay ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh.