Định hƣớng hoạt động và mục tiêu thực hiện của ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố bến tre (Trang 60)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1. Định hƣớng hoạt động và mục tiêu thực hiện của ngân hàng Nông nghiệp và

Phát riển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Bến Tre

3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

Trên hành trình cùng sự lớn mạnh của lĩnh vực đƣợc xác định là mặt trận hàng đầu, Agribank đảm trách những nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trƣờng tín dụng nông nghiệp - nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đạt đƣợc của nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế đất nƣớc.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị, bằng tài chính của ngân hàng, Agribank đã thực hiện hàng chục đợt giảm lãi suất tín dụng để hỗ trợ khách hàng, mỗi năm giảm thu tài chính khoảng 3.000 tỷ đồng do áp dụng chính sách lãi suất ƣu đãi cho các đối tƣợng “tam nông”, mặc dù không có cấp bù của Nhà nƣớc, không đƣợc vay tái cấp vốn.

Thông qua cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank góp sức cùng ngành ngân hàng thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, các chƣơng trình tín dụng, tiên phong thực hiện tín dụng chính sách, qua đó giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Ra đời vì nông nghiệp, trƣởng thành nhờ gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, trong nhiều năm liên tục, Agribank đƣợc bình chọn là “DN vì cộng đồng” và luôn tự hào là “Ngân hàng của bà con nông dân”. Thực tế cho thấy, trƣớc đây Agribank là

ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ trong toàn ngành, tuy nhiên, sau khi các ngân hàng khác cổ phần hóa thì Agribank lại tụt xuống đứng hàng cuối trong 4 NHTM nhà nƣớc. Điều này ảnh hƣởng đến việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động, kết quả xếp hạng, khả năng huy động vốn từ các quỹ trong, ngoài nƣớc và triển khai các hoạt động kinh doanh khác năng động, hiệu quả hơn.

3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Chi nhánh Thành phố Bến Tre đến năm 2025

- Tổng nguồn vốn huy động: Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 20%. Trong đó: Tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng 80%/tổng nguồn vốn, tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 20%/tổng nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 25%/tổng nguồn vốn.

- Tổng dƣ nợ: Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 15%. Trong đó: Dƣ nợ tín dụng trung hạn chiếm tỷ trọng 30%/tổng dƣ nợ, dƣ nợ tín dụng dài hạn chiếm tỷ trọng 10%/tổng dƣ nợ, dƣ nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 60%/tổng dƣ nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu < 2%/tổng dƣ nợ;

- Tỷ lệ thu dịch vụ ngoài tín dụng: 10%.

- Lợi nhuận tăng trƣởng hàng năm là 10%, đảm bảo đủ trả lƣơng, thƣởng và có chế độ đãi ngộ hợp lý cho ngƣời lao động.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát riển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát riển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Bến Tre

3.2.1. Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối Trước khi cho vay Trước khi cho vay

Thứ nhất: Chi nhánh cần xây dựng hệ thống thông tin chung giữa bộ phận QLKH doanh nghiệp và bộ phận QLKH cá nhân để có thể cung cấp các thông tin về các mối quan hệ gia đình, thân cận huyết giúp việc đánh giá khách hàng và nhóm khách hàng một cách hiệu quả.

Thứ hai: Từ kết quả báo cáo của Phòng kế hoạch tài chính về ngành nghề đang có dấu hiệu suy giảm, đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ của chi nhánh, Phòng quản lý khách hàng DNNVV sẽ thận trọng và hạn chế tiếp cận các doanh nghiệp mà chi nhánh không khuyến khích tăng trƣởng.

Thứ ba: Đối với cán bộ quản lý khách hàng, ngoài các lớp do HSC đào tạo, đề nghị lãnh đạo khối thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến các qui trình, nghiệp vụ, các văn bản chỉ đạo của HSC để nâng cao trình độ của cán bộ về chuyên môn nhƣ đề nghị khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết trƣớc khi cấp tín dụng theo qui định, nâng cao khả năng đánh giá khách hàng, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua thực tế và báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp để bƣớc đầu có thể xem xét nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong cho vay

Thứ nhất: Khi cán bộ quản lý khách hàng đã đƣợc đào tạo chuyên môn sẽ có khả năng đánh giá hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng phù hợp. Với tính chuyên nghiệp, nhanh chóng, nắm vững qui trình sẽ đề xuất nhanh chóng để bộ phận Quản lý rủi ro tái thẩm định.

Thứ hai: Để rút ngắn thời gian tái thẩm định nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả khi quyết định cho vay thìđòi hỏi cán bộ quản lý rủi ro có thời gian phụ trách công tác quản lý khách hàng DNNVV nhằm hiểu thực tế từng khâu của qui trình cấp tín dụng để có thể vừa đƣa ra các điều kiện, kiến nghị một cách hợp lý và đánh giá đƣợc mức độ rủi ro khi cấp tín dụng vừa giải quyết nhanh chóng hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Thứ ba: Hiện tại, chi nhánh chƣa có bộ phận pháp chế để kiểm tra tính an toàn pháp lý khi soạn thảo các hợp đồng ký kết với khách hàng. Vì vậy, trong thời gian chi nhánh chƣa có Tổ pháp chế, đề nghị Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ cho Phòng Quản lý rủi ro tham mƣu, hƣớng dẫn chung các điều khoản về biện pháp đảm bảo tiền vay, nghĩa vụ bảo đảm các khoản vay trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp. Đối với các trƣờng hợp cá biệt khi soạn thảo hợp đồng cần có sự tƣ vấn của bộ phận Quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng khi tranh chấp phát sinh.

Sau khi cho vay

Thứ nhất: Đối với công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, Phòng QLRR cần có đề xuất với Ban lãnh đạo để cùng phối hợp với bộ phận QLKH doanh nghiệp kiểm tra thực tế các khoản vay có dấu hiệu nghi ngờ, cần phải kiểm soát.

Thứ hai: Phòng Quản trị tín dụng cần có văn bản thông báo các khoản vay sắp đến hạn thanh toán đến bộ phận QLKHDN để cán bộ quản lý khách hàng nhắc nhở,

thăm dò khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn. Từ đó, cán bộ dự kiến các phƣơng án cần xử lý khi khách hàng không thanh toán nợ kịp thời.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lƣợng thẩm định trƣớc khi quyết định cho vay là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao quy mô tín dụng đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay.

Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, ngân hàng cần làm tốt những việc sau: Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định, trong công tác thẩm định phải tuyệt đối tuân thủ kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay.

Đối với khách hàng là DN, cần chú trọng hơn đến các yếu tố định tính khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Vì khi phân tích khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định mới chỉ chú trọng đến năng lực pháp lý chứ chƣa hoặc chỉ đánh giá sơ sài về chủ thể kinh doanh bao gồm tƣ cách, danh tiếng, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, lãnh đạo DN trong tƣơng lai.

Nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính khách hàng: Thẩm định, xác minh tính chính xác, độ tin cậy của các số liệu, yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ báo cáo trong ba năm liên tục trƣớc thời điểm vay vốn đóng một vai trò rất quan trọng quyết định hiệu quả của khoản vay. Đồng thời, khi đánh giá, tính toán các hệ số tài chính nên kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành.

Trong quy trình thẩm định dự án, phƣơng án thì công tác thẩm định phƣơng diện thị trƣờng, kỹ thuật, quản lý không thể tách rời với việc thẩm định tài chính dự án, phƣơng án. Căn cứ vào việc thẩm định thị trƣờng tài chính đầu vào và đầu ra, các cán bộ thẩm định mới có thể dự trù đƣợc doanh thu và chi phí của dự án, phƣơng án và sự đứng vững của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh trên thƣơng trƣờng khi đƣa vào hoạt động. Căn cứ vào việc thẩm định kỹ thuật dự án, phƣơng án, ngân hàng có thể dự trù đƣợc công suất hoạt động và dự tính doanh thu.

Tăng cƣờng chất lƣợng của hệ thống thông tin tín dụng, trong công tác thẩm định, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho ngân hàng ra quyết định có đầu tƣ hay không. Mà các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin một chiều do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông

tin về mọi vấn đề liên quan đến phƣơng án, dự án. Mặt khác, cần tổ chức lƣu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trƣờng. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn. Đồng thời cần nâng cao trình độ cán bộ phụ trách thông tin, các cán bộ này cũng phải là những ngƣời có trình độ, sử dụng thành thạo máy vi tính, biết ngoại ngữ, tham gia vào các khoá đào tạo về thu thập và xử lý thông tin.

3.2.3. Xây dựng chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiệu quả

Thứ nhất: Trên cơ sở chính sách khách hàng do Hội sở chính ban hành, căn cứ vào thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng khách hàng, chi nhánh cần xây dựng chính sách tín dụng riêng áp dụng phù hợp với từng nhóm đối tƣợng khách hàng.

Thứ hai: Để chính sách tín dụng đƣợc hiệu quả, yếu tố con ngƣời vẫn là quan trọng nhất. Chính vì thế, chi nhánh cần thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhƣ: Lãnh đạo khối doanh nghiệp cần quán triệt và có biện pháp xử lý đến từng cán bộ làm công tác quản lý khách hàng khi tiết lộ chính sách khách hàng cho doanh nghiệp. Bởi vì, khi doanh nghiệp nắm đƣợc thông tin về chính sách sẽ không đƣa thêm tài sản hiện có cho ngân hàng và thực hiện thế chấp tại các ngân hàng khác dẫn đến rủi ro khi doanh nghiệp đƣợc nhiều TCTD cho vay, doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích …

3.2.4. Tăng cường biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về xử lý nợ cũ

Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã quá hạn của các DN là khách hàng của chi nhánh. Dừng quan hệ tín dụng, bằng mọi biện pháp thu hồi nợ đối với các DN bị lỗ, không có khả năng khắc phục hoặc có nợ quá hạn lớn, xử lý các tài sản đảm bảo chi nhánh đang nắm giữ. Kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với những công trình không còn vật tƣ hàng hoá đảm bảo và không xác định đƣợc nguồn thanh toán cụ thể.

Đối với những DN có nợ gia hạn, nợ quá hạn, tập trung đôn đốc, theo dõi chặt chẽ các nguồn tài chính của DN. Bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của DN, theo sát từng công trình, từng hạng mục, từng dự án đầu tƣ để đề ra biện pháp thu nợ. Tăng cƣờng bổ sung tài sản bảo đảm nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý và tận thu hồi nợ. Trong trƣờng hợp ngân hàng thấy rõ không có khả năng thu hồi đƣợc nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản vay khó đòi. Biện pháp này đƣợc thực hiện khi ngƣời vay không chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo.

Về quản lý và cho vay mới

Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thƣờng xuyên, định kỳ và phân loại nợ để nắm rõ thực trạng nợ tín dụng. Định kỳ cán bộ tín dụng rà soát, quản lý danh mục tín dụng để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu đƣợc Giám đốc phê duyệt. Tăng cƣờng quản lý vốn đã cho vay đối với các DN, cử cán bộ có năng lực bám sát mọi hoạt động và nguồn thu của đơn vị, bảo đảm thu hồi ngay sau khi công trình có nguồn vốn, không để tình trạng các DN sử dụng vốn vay ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Thứ nhất: Đối với cán bộ mới làm công tác tín dụng, lãnh đạo phụ trách nên giao các doanh nghiệp có dƣ nợ thấp, giản đơn và đã có thời gian quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Qua đó, khi đã nắm vững qui trình kết hợp với hồ sơ vay vốn đã thực hiện, cán bộ mới sẽ dần hiểu rõ chức năng và trách nhiệm để có thể đƣa ra các quyết định cấp tín dụng đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Thứ hai: Đối với cán bộ làm công tác quản lý rủi ro phải từng làm vị trí cán bộ quan hệ khách hàng DNNVV để có thể đánh giá độc lập với bộ phận quan hệ khách hàng và kiểm soát đƣợc những sai sót do cán bộ QLKH gặp phải nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng.

Thứ ba: Đối với bộ phận quản trị, đây cũng là bộ phận kiểm soát trong quá trình cấp tín dụng, do đó cán bộ làm công tác quản trị tín dụng cũng phải từng làm qua vị trí cán bộ quản lý khách hàng để kiểm tra đầy đủ chứng từ cần thiết cho việc giải ngân đáp ứng qui định.

Thứ tư: Hiện nay, tại chi nhánh chƣa có bộ phận kiểm tra kiểm soát độc lập với qui trình cấp tín dụng. Công tác tự kiểm tra tại chi nhánh do bộ phận quản lý rủi ro đảm nhiệm. Do đó, giải pháp chi nhánh cần phải thực hiện để việc kiểm tra mang tính khách quan là tập trung các cán bộ, lãnh đạo của các Phòng giao dịch, Phòng quản lý

khách hàng, Phòng kế hoạch tổng hợp … đã có kinh nghiệm trong quá trình làm công tác tín dụng kiểm tra chéo các hồ sơ tín dụng. Bộ phận QLRR thực hiện kiểm tra các hồ sơ không trực tiếp thẩm định. Với biện pháp nhƣ trên, kết quả tự kiểm tra tại chi nhánh sẽ có chất lƣợng và khắc phục đƣợc những tồn tại có thể xảy ra ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.2.6. Áp dụng từng mức lãi suất vay vốn cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng

Căn cứ Quyết định số 1425/QĐ-NHNN ngày 07/07/2017 của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam: Qui định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Theo đó, chi nhánh đã tuân thủ đúng qui định mức lãi suất tối đa là 6,5%/năm đối với các khoản vay thuộc các đối tƣợng ƣu tiên nhƣ: phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm chia sẽ khó khăn với các doanh nghiệp và hộ, cá nhân.

Căn cứ theo chỉ đạo của HSC, chi nhánh cũng đã triển khai các gói ƣu đãi lãi suất nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố bến tre (Trang 60)