6. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh LongAn
Thứ nhất: Cần đưa ra chính sách thuế đối với hộ KDCT thì chính sách thuế tăng tính ổn định, trước khi đưa ra các quy định mới về chính sách thuế cần bố trí một đội ngũ cán bộ thuế khảo sát tính thực tiễn và khả năng thực hiện trên khắp cả nước và trong một khoảng thời gian tương đối để có thể xác định được tính hiệu quả của chính sách thuế mới. Tránh tình trạng, chính sách mới ra đã phải sửa đổi bổ sung nhiều lần. Nếu có thể chính sách cần nên có vài điểm linh động mang tính vùng miền để tạo thuận lợi cho công chức thuế trong việc hướng dẫn cho người nộp thuế.
Thứ hai: Cũng nên xem xét việc tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát triển, mở rộng sản xuất nới lỏng quy định giới hạn về số lao động tối đa của một hộ KDCT được sử dụng.
Thứ ba: Cần đột phá trong khuyến khích người nộp thuế nhất là hộ kinh doanh cá thể bằng việc giảm tỷ lệ (%) nộp thuế phù hợp nếu như người nộp thuế có khả năng thực hiện nộp thuế khoán ngay một lần cho 6 tháng hoặc cả năm.
Thứ tư: qua số liệu phân tích nhận thấy tỷ trọng nộp thuế của hộ khoán so với tổng thu ngân sách là không cao. Tuy vậy để quản lý thu đối với lĩnh vực này đòi hỏi số nhân lục nhiều biên chế ngành ngày một thu hẹp. Do đó đề nghị nên ủy quyền việc đôn đốc cũng như thực hiện việc thu thuế cho đơn vị thứ ba ( như Long An đang thí điểm là giao cho Bưu điện huyện thực hiện). Đồng thời hàng tháng, quí thông qua tổng đài viễn thông, Chi cục thuế tiến hành nhắn tin SMS qua số điện thoại của hộ kinh doanh cho người nộp thuế còn nợ thuế biết để thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Thứ năm: Cần tuyên rộng rải, mạnh mẽ, thường xuyên hơn nữa về chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi tầng lớp nhân dân được biết để cùng hiểu và đồng hành cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế tốt hơn. Nếu có thể Bộ tài chính, Tổng cục thuế cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đưa việc giảng dạy về thuế lòng ghép vào các môn học chính khóa của các trường phổ thông trung học để ngay từ ngày trên ghế nhà trường người dân đã hiểu những điều cơ bản về thuế cũng như mục đích, ý nghĩa của việc thu thuế. Nhằm cho pháp luật thuế tăng thêm tính thực thi tránh tình trạng không hiểu phải áp đặt thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận trong chương 1 và việc phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019 trong chương 2 thì trong chương 3, luận văn đã đưa ra định hướng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, tỉnh Long An, các giải pháp đối với Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, tỉnh Long An nhằm phần nào giải quyết được những hạn chế trong hoạt quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể và góp phần tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, tỉnh Long An.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, số lượng các hộ KDCT trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng trong những năm qua không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn phát triển về quy mô cũng như đa dạng hóa trong ngành nghề kinh doanh. Vấn đề quản lý thu thuế đối với hộ KDCT cũng từ đó mà được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.
Với nhiệm vụ quan trọng được giao, những năm qua Chi cục thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động quản lý thu thuế hộ KDCT trên địa bàn đồng thời cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiệm vụ trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Do đó, hoạt động quản lý thu thuế hộ KDCT tất yếu phải có sự đổi mới hoàn thiện thì Chi cục thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng mới có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý thu thuế hộ KDCT.
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ KDCT tại Chi cục thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, Long An đề tài đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về thuế và quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT. Trên cơ sở đó chỉ ra được những khó khăn bất cập trong quá trình quản lý thu thuế như: trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, hoạt động tuyên truyền, giáo dục chưa đạt hiệu quả cao, tổ chức và giám sát thực hiện quy trình quản lý thu thuế chưa tốt...Từ đó cũng đã đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế hộ KDCT Chi cục thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, Long An.
Luận văn vẫn còn hạn chế như: phần tổng quan các tài liệu nghiên cứu trước còn khá khiêm tốn; tác giả chưa tiến hành thực hiện khảo chuyên viên hoặc các bên có liên quan để có thêm nhận định khách quan về lĩnh vực này. Do đó việc xác định hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và các giải pháp đề xuất chưa toàn diện, sâu sắc và khách quan. Đây là hướng nghiên cứu tiếp theo của các đối tượng quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2013). Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật Quản lý thuế.
2. Bộ Tài Chính (2013). Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng.
3. Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng (2017 – 2-19). Báo cáo tổng kết năm 2017 – 2019.
4. Nguyễn Đăng Đờn (2017). Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Võ Văn Cần, (2014), Bài viết chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh – trường hợp của Chi Cục thuế Cam Lâm, Khánh Hòa.
6. Trần Thị Thanh Thùy (2018). Luận văn Thạc sỹ Kinh tế "Hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam".
7. Đặng Thị Thùy Trang (2017). Luận văn Thạc sĩ kinh doanh: Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
8. Nguyễn Minh Thu (2017). Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
9. Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng (2017 - 2019). Danh sách cấp giấy chứng nhận ĐKKD Hộ cá thể năm 2017 - 2019.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
11. Tổng cục Thuế (2017). Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2017 về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.
12. Lê Xuân Trường (2010). Giáo trình Quản lý thuế.NXB Tài Chính, Hà Nội.
Các trang web:
13. https://www.longan.gov.vn/Pages/Default.aspx. Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An “Giới thiệu chung về huyện Vĩnh Hưng”.
14. http://www.gdt.gov.vn: Cổng thông tin điện tử Tổng cục thuế; 15. http://tapchithue.com.vn/: Tạp chí thuế Việt Nam.
PHỤ LỤC 01
BIỂU LỆ PHÍ MÔN BÀI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Bậc Doanh thu bình quân năm Mức thu cả năm
1 Doanh thu trên 500 triệu đồng /năm 1.000.000đồng/năm 2 Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng
/năm 500.000 đồng/năm
3 Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng
/năm 300.000 đồng/năm
(Nguồn: khoản 2, điều 4, Tthông tư 302/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về lệ
PHỤ LỤC 02
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính) STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
1. Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0,5%
2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
- Cho thuê tài sản gồm: 5% 5%
- Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp - 5% 3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây
dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1,5%