Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngquản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 27)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngquản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể

thể

1.4.1. Nhân tố thuộc về Chi cục Thuế

-Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ.

Con người luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Trình độ, năng lực của cán bộ thuế tại chi cục không chỉ ảnh hưởng đến việc tham mưu, xây dựng và hoạch định chính sách thuế mà còn quyết định hiệu quả thực hiện chính sách thuế. Cán bộ thuế vừa là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế (những người luôn có nhiều thủ đoạn để trốn thuế) vừa phải triển khai thực hiện chính sách thuế, giải quyết trực tiếp các vướng mắc của đối tượng nộp thuế. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao thì mọi chính sách dù tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hóa và chính sách ban hành sẽ không phát huy được tác dụng, trốn thuế, gây thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước.

-Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình quản lý thu thuế.

Chi cục Thuế là nơi triển khai các quy trình quản lý thu thuế. Do vậy, hoạt động thu thuế luôn phải hướng tới việc tổ chức thực hiện một cách hợp lý, kịp thời, chính xác, đơn giản, nhanh gọn để người nộp thuế có thể dễ dàng nắm bắt, thực hiện và có tinh thần tự giác. Đồng thời kết hợp với sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên việc thực hiện quy trình để tránh tình trạng nhũng nhiễu người nộp thuế gây khó khăn cho việc chấp hành các chính sách thuế của các hộ kinh doanh.

tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch phát sinh từ việc nộp thuế. Các tính năng hiện đại của trang thiết bị máy tính giúp cơ quan thuế xử lý nhanh hơn các trường hợp phát sinh liên quan đến hộ KDCT, giảm thiểu thời gian thực hiện giao dịch về thuế đối với hộ KDCT. Mặt khác, cũng giúp việc quản lý các mặt của hộ kinh doanh một cách chính xác, đầy đủ và giảm thiểu thời gian cũng như nguồn lực.

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đối với NNT (mà chủ đạo thực hiện là đội tuyên truyền hỗ trợ NNT) giúp NNT hiểu sâu, hiểu đúng về các chính sách thuế. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của hộ KDCT. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan thuế quản lý và người nộp thuế theo hướng NNT là người được phục vụ cà cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của NNT. Cơ quan thuế và NNT là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Từ đó giúp cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc thực hiện các biện pháp quản lý đối với NNT.

1.4.2. Nhân tố bên ngoài Chi cục Thuế

-Hệ thống chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng.

Đối với các chính sách thuế, để các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nằm trong khả năng đóng góp của họ. Do đó mỗi luật thuế phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tính phổ thông, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý và quan trọng là các mức thuế suất phải được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học, toàn diện để đảm bảo vừa huy động được nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời qua đó tạo ra động lực khuyến khích thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng và phát triển sản xuất…từ đó sẽ tăng được tính hiệu quả của hoạt động quản lý thuế.

-Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ

Nền kinh tế phát triển tốt sẽ là động lực và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các hộ KDCT với sự đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu cao của nền kinh tế. Hoạt động hiệu quả của các hộ KDCT là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, làm giảm các hiện

tượng trốn thuế, gian lận thuế. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ KDCT, thậm chí dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, hoặc bất chấp cả việc vi phạm pháp luật về thuế để tồn tại, từ đó tác động làm giảm nguồn thu từ cho Ngân sách Nhà nước.

-Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế

Mục tiêu hoạt động quản lý thu thuế là tập trung huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Sự tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của các đối tượng nộp thuế là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu đó. Với mục tiêu lợi nhuận là trên hết, các hộ kinh doanh cá thể sẽ tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận về thuế để thu lợi bất hợp pháp. Do đó, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cùng với sự hiểu biết của các hộ KDCT về những lợi ích xã hội mà hộ KDCT nhận được thông qua nguồn thu từ thuế được phân phối lại vào nền kinh tế sẽ là nhân tố làm giảm tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế và thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy mà ý thức chấp hành chính sách của các đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý thuế.

-Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan.

Thuế liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ ngành đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Ủy ban nhân dân, ngân hàng, phòng tài chính, hội đồng tư vấn thuế xã... Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này giúp cơ quan thuế thu thập thông tin về hộ KDCT, tình hình họat động kinh doanh, sự biến động về số hộ một cách chính xác, kịp thời, toàn diện hơn. Từ đó, giúp quản lý hộ chặt chẽ, giảm tình trạng thất thu thuế do bỏ sót hộ cũng như xác định doanh thu không chính xác đồng thời có những quyết định quản lý chính xác hơn.

1.5. Kinh nghiệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho Chu cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng – Tân Hưng, tỉnh Long An

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại một số địa phương trong nước.

Xây dựng chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho mọi đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực yếu kém, kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch vững mạnh.

Một số tỉnh đã thực hiện tốt hoạt động thu ngân sách cũng như kê khai thuế, thu nợ, thanh tra thuế… cụ thể như:

Cục thuế Đồng Nai với hoạt động thu ngân sách năm 2018: Đồng Nai là một trong số 13 Tỉnh có nguồn thu tự cân đối và góp phần điều tiết ngân sách TW. Năm 2018 Dự toán thu NSNN được Chính phủ, Bộ Tài chính giao là 26.800 tỷ (trong đó thu tiền sử dụng đất 800 tỷ).

Nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất của tỉnh là thuế TNDN là (chiếm 40% tổng thu). Tuy nhiên năm 2018 cơ chế chính sách thuế có nhiều thay đổi, cụ thể nhất là thuế suất thuế TNDN giảm từ 22% xuống còn 20%; chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN cho phép nhiều dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2009-2013 được hưởng thêm thời gian, thuế suất ưu đãi… dẫn đến nguồn thu về thuế TNDN của tỉnh giảm mạnh nhất là thuế TNDN các doanh nghiệp FDI.

Trước những khó khăn nêu trên, ngay từ đầu năm Cục Thuế Đồng Nai đã triển khai đồng bộ tất cả các biện pháp nhằm tăng thu và khai thác nguồn thu để bù đắp số giảm thu do chính sách thay đổi.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các sở, ban, ngành và UBND 11 huyện, thị xã, thành phố; sự tích cực vượt qua khó khăn để ổn định, phát triển SXKD,chấp hành tốt nghĩa vụ thuế của cộng đồng doanh nghiệp; sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức thuế… năm 2018 Cục Thuế Đồng Nai đã triển khai hoàn thành nhiệm vụ hoạt động thuế với những kết quả như sau: Tổng thu ngân sách: ước thực hiện 27.360 tỷ, đạt 102% dự toán giao và tăng 12,2% so với thực hiện năm 2017.

Cục thuế Lâm Đồng làm tốt hoạt động quản lý nợ năm 2018: năm 2018 trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của cả nước; trong tỉnh, thời tiết diễn biến phức tạp, giá một số nông sản chủ yếu không ổn định; sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính, vốn và tiêu thụ sản phẩm; một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cầm chừng; thu hút đầu tư chững lại, tiến độ đầu tư các dự án

còn chậm. Mặt khác, do ảnh hưởng của thời tiết, hạn hán kéo dài, lượng nước trong các hồ chứa thủy điện đạt thấp, đã làm giảm sản lượng điện sản xuất của các công ty thủy điện dẫn đến làm ảnh hưởng rất lớn đến số thu về thuế phí. Trước những khó khăn đó, trên cơ đánh giá tình hình nợ đọng, Cục Thuế đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục duy trì, kiện toàn Ban chỉ đạo thu ngân sách và các Đoàn chống thất thu ngân sách của tỉnh và các huyện, thành phố để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc đôn đốc thu nộp thuế, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, ngay từ những tháng đầu năm. Tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp nêu trên, thời gian qua hoạt động thu NSNN, quản lý nợ của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã đạt được kết quả tích cực cụ thể như:

Tổng thu nội địa Pháp lệnh 4.540 tỷ đồng, đạt 100,4% dự toán, tăng 8% so cùng kỳ (4.540 tỷ đồng/4.520 tỷ đồng).

Tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12/2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 330 tỷđ, tăng 19% so với 31/12/2017. Cụ thể: khó thu 247,5tỷ đồng, tăng 20%; nợ chờ xử lý, điều chỉnh là 2tỷ đồng, giảm 63%; nợ dưới 90 ngày và trên 90 ngày là 80,5tỷ đồng, tăng 14,7tỷ đồng so với 31/12/2017; trong đó tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp: tăng 107,8%, số tuyệt đối tăng là 36 tỷ đồng; tỷ lệ nợ đọng đạt 1,8% trên số thực hiện thu NSNN (80,5tỷ đồng/4.322,6 tỷ đồng).

(Số liệu thu NSNN tại Hội nghị Tổng kết hoạt động thuế năm 2018, triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ hoạt động thuế năm 2019 do Vụ Dự toán thu thuế , Tổng cục Thuế cung cấp ngày 6/1/2019)

1.5.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể đối với Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng – Tân Hưng, tỉnh Long An

Để hoạt động quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT được tốt, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy:

Cán bộ quản lý thuế phải phối hợp tốt với Cấp ủy và Chính quyền địa phương và nhất là Hội đồng tư vấn thuế của các địa phương để nắm chắc địa bàn quản lý, nắm chắc số lượng các hộ kinh doanh phát sinh trong địa bàn quản lý.

Tíchcực tuyên truyền, giáo dục, định hướng để các hộ kinh doanh tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế. đồng thời cơ quan thuế cũng cần phải có những

dịch vụ hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc kê khai nộp thuế.

Sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh là hết sức quan trọng, qua đó giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, pháp luật về thuế rõ ràng, minh bạch, phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, cũng như phù hợpvới tình hình hội nhập kinh tế quốc tế; trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý thu thuế là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm ở một số nước tiên tiến trên thế giới cho thấy việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào hoạt độngquản lý thu thuế không chỉ giúp cơ quan thuế nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí quản lý, mà qua đó còn có tác dụng giúp người dân nâng cao tính tự giác tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát chung về hoạt động quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể bao gồm: khái niệm, vai trò, đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể; khái quát về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể; hoạt động quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể bao gồm: khái niệm, yêu cầu, quy trình quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể và kinh nghiệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể của mốt số địa phương, từ đó rút ra bài học cho Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng – Tân Hưng. Đây chính là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng – Tân Hưng được trình bày ở chương 2

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC VĨNH

HƯNG -TÂN HƯNG

2.1. Giới thiệu Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, Long An và đặc điểm các hộ kinh doanh cá thể tại địa bàn đặc điểm các hộ kinh doanh cá thể tại địa bàn

2.1.1. Giới thiệu Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng- Tân Hưng, Long An

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, Long An

Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai Chi cục thuế từ Chi cục Thuế huyện Vĩnh Hưng và Chi cục thuế Huyện Tân Hưng ,một chặng đường lịch sử vẻ vang, với bao biến cố thăng trầm cùng với những đổi thay của quê hương đất nước cũng như của ngành, đã lớn mạnh không ngừng, và có đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước.

Đơn vị thường xuyên làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn của hai Huyện Vĩnh Hưng - Tân Hưng, liên tục hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu thu hàng năm với số thuế tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước. Chi cục liên tục được Uỷ ban nhân dân huyện công nhận là đơn vị lá cờ đầu, nhiều năm được Cục thuế tặng cờ thi đua xuất sắc, Bộ tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Tổng cục Thuế, tặng nhiều bằng khen, giấy khen, đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Hơn 30 năm qua, Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng đã có bước phát triển vượt bậc so với ngày đầu thành lập. Với quyết tâm cao của lãnh đạo Chi cục, toàn thể cán bộ công chức đơn vị đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sác nhiệm vụ được giao.

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)