Thực trạng quản lý doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 41 - 45)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng quản lý doanh thu

Trong hoạt động quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách , cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu thực tế của hộ KDCT. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế.

Trên điạ bàn huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng, Long An thời gian qua các hộ kinh doanh cá thể chỉ phát sinh hộ nộp thuế theo phương pháp khoán mà không có hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai. Việc quản lý hộ KDCT nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Phương pháp này có ưu điểm: đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: mang tính áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ thuế. Đặc biệt khoán doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của

các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh.

Bảng 2.3. Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ kinh doanh

Đơn vị tính: nghìn đồng/năm

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số hộ quản lý (hộ) 1.284 1.386 1.535

Số hộ ghi thu GTGT + TNCN (hộ) 747 840 866

Tổng doanh thu 143.800.000 136.600.000 157.300.000

Tổng thuế 2.150.000 2.050.000 2.359.500

Doanh thu bình quân 1 hộ/năm 192.503 162.619 181.678 Thuế bình quân 1 hộ/năm (nghìn

đồng/năm) 2.878 2.440 2.724

(Nguồn: Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng)

Huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng vốn là một huyện thuần nông, trong những năm vừa qua tuy cơ cấu hộ KDCT có chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa (tỷ lệ các ngành thương mại dịch vụ tăng) nhưng đa phần cũng chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu hàng năm của các hộ kinh doanh cá thể còn ở mức thấp. Cụ thể, năm 2017 số hộ ghi thu chiếm 58,17%, năm 2018 là 60,6%, năm 2019 là 56,41%. Trong khi mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm là ngưỡng doanh thu mà chính sách thuế miễn thuế cho hộ KDCT. Điều này phản ánh một phần hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả, phần khác là do cán bộ thuế đã không điều tra doanh thu mà chỉ căn cứ vào số liệu năm trước để lập sổ bộ, ấn định số thuế cho những năm tiếp theo. Hoặc có tổ chức điều tra doanh thu nhưng chưa đạt hiệu quả dẫn đễn bỏ sót hộ kinh doanh cũng như phản ánh không đúng doanh thu thực tế hộ kinh doanh. Điều này là làm tổn thất một con số không nhỏ đối với ngân sách Nhà nước. Đây là kết quả của việc luật số 71/2014/QH13 ra đời sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế trong đó có việc phát sinh thêm số thuế TNCN nộp trên doanh thu của các hộ kinh doanh. Nếu như từ năm 2014 trở về trước, hộ KDCT được nộp thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần và được xét giảm trừ gia cảnh đối với bản thân và người phụ thuộc (với chính sách này hầu như hộ KDCT không phải nộp thuế TNCN do số tiền giảm trừ

gia cảnh quá nhiều so với mức doanh thu phát sinh phải nộp thuế) thì sau khi luật 71/2014/QH13 ra đời có hiệu lực từ 01/01/2017 hộ KDCT phải nộp thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu và không xét giảm trừ gia cảnh. Việc áp dụng chính sách thuế mới này làm cho 100% số hộ trong ngưỡng doanh thu phải nộp thuế sẽ đều phải nộp thuế TNCN dẫn đến tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Hàng năm, ngoài việc điều tra doanh thu được tổng hợp trước 30/11 năm trước thì Chi cục Thuế luôn thực hiện điều chỉnh, bổ sung sổ bộ thuế hàng tháng đối với các hộ kinh doanh mới phát sinh nộp thuế khoán trong năm như các hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh đã đăng ký thuế tại nơi khác, có phát sinh hoạt động vãng lai tại địa bàn, hộ kinh doanh có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh do cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện hoặc do hộ kinh doanh tự kê khai bổ sung, hộ kinh doanh thay đổi địa chỉ kinh doanh, hộ kinh doanh ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh….Tuy nhiên, số lượt hộ điều chỉnh chưa nhiều và đa phần được điều chỉnh là do số hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh.

Bảng 2.4. Kết quả điều chỉnh thuế

Đơn vị tính: lượt hộ

Năm Số lượt hộ điều chỉnh

Số lượt hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh

doanh

Số hộ quản lý năm sau tăng so

với năm trước

2017 235 220 114

2018 256 222 102

2019 249 232 149

(Nguồn: Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số hộ kinh doanh năm 2017 đưa vào quản lý đầu năm là 1.284 hộ, số lượt hộ điều chỉnh là 235 lượt trong khi đó số hộ ngừng, nghỉ bỏ kinh doanh là 220 lượt hộ. Như vậy trong năm 2017 số lượt hộ được điều chỉnh vì lý do mới ra hoạt động kinh doanh chỉ là 15 hộ. Theo số liệu này thì số hộ mới ra kinh doanh tại thời điểm lập sổ bộ thuế cho năm 2018(tháng 01/2018) lên đến 317 hộ. Đây là một con số quá lớn so với thực tế các hộ ra kinh doanh mới trong thời gian một tháng tại địa bàn huyện.Tình trạng này đã tiếp diễn trong suốt thời gian qua

vậy số hộ được điều chỉnh vì lý do mới ra kinh doanh chỉ có 17 hộ trong khi đó số hộ kinh doanh lập bộ để quản lý năm 2017 nhiều hơn số hộ lập bộ để quản lý năm 2017 là 149 hộ.

Như vậy qua đây ta có thể thấy, mặc dù đã rất cố gắng sát sao trong việc cập nhật thông tin của các hộ nghỉ bỏ kinh doanh để kịp thời điểu chỉnh doanh thu, số thuế để tránh tình trạng nợ đọng do không cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, số lượng lượt điều chỉnh chỉ tập trung vào hộ ngừng, nghỉ bỏ kinh doanh mà không chú trọng đến số hộ mới ra kinh doanh để kịp thời đưa vào sổ bộ theo dõi tránh thất thu thuế.

Qua số liệu tính toán ở trên bảng 2.5 cho thấy tình hình quản lý doanh số đối với các hộ khoán còn rất hạn chế, tỷ lệ các hộ kê khai doanh số thấp hơn thực tế là khá lớn, từ đó dẫn đến thất thu doanh số và thất thu thuế như đã tính toán ở trên. Điều này đòi hỏi Chi cục Thuế cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác và quản lý hiệu quả doanh số đối với các hộ khoán trong thời gian tới.

Bảng 2.5. Kết quả điều tra doanh thu một số hộ khoán năm 2018

Đơn vị tính: nghìn đồng Ngành nghề Số hộ điều tra Doanh thu khoán Doanh thu điều tra Chênh lệch % khoán/ điều tra Thương mại 54 426.600 627.200 200.600 68,0 Dịch vụ, ăn uống 25 175.000 255.000 80.000 68,6 Sản xuất 35 320.000 380.000 60.000 84,2 Xây dựng 20 250.000 345.000 95.000 72,4 vận tải 10 125.000 215.000 90.000 58,1 Tổng 130 1.296.600 1.822.200 525.600 71,1

(Nguồn: Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng)

Kết quả điều tra điển hình 130 hộ kinh doanh ở các ngành nghề khác nhau cho thấy chênh lệch giữa doanh thu khoán và doanh thu điều tra là tương đối lớn 525.600 nghìn đồng/130 hộ, doanh thu khoán chỉ đạt 71,1% doanh thu điều tra, cá biệt ở ngành vận tải tỷ lệ này chỉ là 58,1%. Như vậy, tình trạng thất thu doanh thu khoán trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều và phổ biến ở tất cả các ngành nghề. Điều này đòi hỏi Chi

cục Thuế cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác và quản lý hiệu quả doanh số đối với các hộ khoán trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)