Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình quản lý thu thuế hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 61 - 62)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình quản lý thu thuế hiệu quả

3.2.3.1. Tổ chức đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình

Tổ chức sắp xếp lại nhân sự giữa các đội nghiệp vụ, nhất là các Đội quản lý thuế liên xã, thị trấn trực tiếp quản lý các hộ KDCT. Việc bố trí, sắp xếp nên theo hướng lấy số lượng đối tượng quản lý làm cơ sở bố trí cán bộ, không nên bố trí theo kiểu cào bằng theo địa bàn như hiện nay. Chi cục thuế cần bố trí, phân công lại cán bộ quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về kế toán, thành thạo kỹ năng máy tính, có khả năng quản lý kèm theo đó là có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành và tinh thần phục vụ nhân dân đất nước. Thường xuyên quán triệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công chức thuế từ các đồng chí lãnh đạo đến các nhân viên trên tinh thần mỗi đồng chí phụ trách, mỗi cán bộ công chức thuế phải tự chịu trách nhiệm về kết quả triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong phạm vi phụ trách của mình. Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về quản lý thu thuế trên địa bàn, hàng tháng phải trực tiếp kiểm tra một địa bàn về tình hình quản lý và thu thuế để có biện pháp chấn chỉnh ngay việc thất thu về hộ và thất thu về thuế. Phân công cho các Phó Chi cục trưởng phụ trách theo từng địa bàn quản lý hoặc từng lĩnh vực. Từng Phó Chi cục trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về địa bàn được giao quản lý. Trường hợp khi kiểm tra trên địa bàn được giao phụ trách để xảy ra hiện tượng thất thu về hộ, về doanh thu,

trưởng Đội quản lý thuế liên xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý thuế trong phạm vi được phân công, thường xuyên phát động phòng trào, tạo không khí thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ trong toàn thể cơ quan. Kịp thời có các hình thức khen thưởng nhằm động viên và khích lệ tinh thần phấn đấu của cán bộ công chức, bên cạnh đó cần nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm, tránh bao che để tạo sự nghiêm minh và công bằng trong quá trình thực thi công vụ.

3.3.2.2.Tổ chức, giám sát thực hiện quy trình

- Tăng cường hoạt động quản lý địa bàn, quản lý đối tượng nộp thuế

Đối với các đối tượng chưa được cấp mã số thuế cán bộ thuế có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu họ làm hồ sơ để được cấp mã số thuế. Phối hợp với Phòng Tài chính- Kế hoạch để kịp thời cập nhật và quản lý các hộ kinh doanh ngay từ khâu đăng ký kinh doanh. Chi cục Thuế cần xây dựng quy chế phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế để làm cơ sở cho hoạt động quản lý thu thuế. Hàng tháng cập nhật những hộ đăng ký kinh doanh mới để rà soát kiểm tra đưa vào diện quản lý thuế. Đặc biệt cần chú ý tới những địa bàn giáp ranh giữa các xã, thị trấn và với các quận huyện khác. Để dễ dàng trong việc quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn, các cán bộ đội thuế liên xã có thể lập sơ đồ vị trí các hộ KDCT với những thông tin như số nhà, xóm, ấp, số quầy hàng (ở các chợ)… Nhiều hộ đăng ký kinh doanh không với mục đích kinh doanh mà để vay vốn ngân hàng,… thì cán bộ thuế có trách nhiệm lập biên bản với Ủy ban nhân dân xã, phường xác nhận đối tượng không có hoạt động kinh doanh như trong đăng ký kinh doanh để trình Ủy ban nhân dân huyện can thiệp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tránh tình trạng đăng ký kinh doanh tràn lan trái pháp luật, không thực nghiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)