Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 54 - 58)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng

- Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế còn hạn chế

Năng lực, trình độ, ý thức tự giác của cán bộ thuế đặc biệt là đội ngũ công chức quản lý xã, thị trấn còn phần nào chưa tích cực. Hiện tại, đội ngũ nhân lực của Đội quản lý thuế liên xã, thị trấn chủ yếu là những công chức có tuổi đời khá cao, từ 50 tuổi trở lên chiếm 50% còn lại từ 35 tuổi trở lên chiếm 50% không có ai tuổi đời dưới 30 tuổi, khả năng tiếp thu những cái mới còn hạn chế, trình độ tin học chưa đáp ứng gây khó khăn cho quá trình quản lý cộng thêm tư duy làm việc theo lối mòn làm cho hoạt động quản lý thu thuế không được cải thiện nhiều qua các năm. Mặt khác, chưa xoá bỏ được triệt để chế độ chuyên quản về thuế. Mặc dù quy trình quản lý thuế quy định cá nhân cán bộ thuế không được trực tiếp thu thuế người nộp thuế, nhưng do tính tự giác người nộp thuế chưa cao, mặc khác do hạn chế nợ đọng, áp lực hoạt động thu ngân sách nên hàng tháng vẫn còn phải thường xuyên đến nhắc nhỡ hay in bảng kê cho người nộp thuế. Cá biệt vẫn còn trường hợp người nộp thuế nhờ nộp hộ qua ngân hàng đây cũng là hành vi dẫn đến dể tiêu cực, chiếm dụng tiền thuế, ảnh hưởng hưởng đết uy tín của ngành thuế trong những năm qua, cần khắc phục và dứt điểm trong thời gian tới.

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế chưa hiệu quả.

Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật còn nặng về hình thức, chưa thường xuyên và đi sâu để giải đáp cụ thể vướng mắc về chính sách, chế độ thuế mà vẫn tập trung vào diện rộng, chưa có nhiều khảo sát, đánh giá để nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ của từng loại đối tượng và nội dung cần hỗ trợ, nắm bắt và phân loại được các vướng mắc, các sai sót thường xuyên của nhóm đối tượng về chính sách thuế, thủ tục hành chính về thuế…

- Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình quản lý thu thuế chưa hợp lý và khoa học.

Việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế đối với hộ KDCT còn chưa hợp lý, khoa học: bố trí số lượng cán bộ phụ trách các địa bàn chưa thực sự căn cứ vào số lượng hộ kinh doanh và quy mô các xã của từng địa bàn, việc bổ sung kịp thời lực lượng cán bộ kế cận thay thế cho đội ngũ cán bộ về hưu còn chưa có và chưa kịp thời. Do hộ KDCT là những đối tượng có số lượng lớn đòi hỏi một lượng lớn lực lượng mới quản lý được kèm theo đó là ràng buộc của hộ kinh doanh với cơ quan thuế còn ít nên khó quản lý trong khi đó số thu lại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách hàng năm. Từ đó dẫn đến việc các lãnh đạo chi cục chưa thực sự quan tâm trong việc quản lý, giám sát. Việc tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu thuế còn chưa thực sự khoa học và sáng tạo. Dẫn đến mất nhiều thời gian trong khi công việc không nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) đã được Tổng cục Thuế chú trọng và áp dụng trong việc quản lý thuế rất tốt trong thời gian qua, tuy nhiên do tuổi đời khá cao việc tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế do đó công chức Đội quản lý thuế liên xã, thị trấn vẫn chưa nắm bắt và khai thác tốt ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) này. Cán bộ quản trị mạng còn kiêm nhiệm nên hạn chế về năng lực, thời gian. Việc quản lý thu thuế hộ KDCT bằng việc các ứng dụng công nghệ thông tin còn ít, phải theo dõi ngoài nhiều.

2.3.3.2. Nguyên nhân bên ngoài Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng

- Hệ thống chính sách thuế phức tạp và thiếu ổn định.

Chính sách thuế chưa có tính ổn định, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung thường xuyên, các văn bản hướng dẫn thi hành nhiều, phức tạp đôi khi không rõ ràng . Như Luật thuế GTGT, năm 2008 có Luật thuế số 13/2008/QH12, đến năm 2013 có Luật sửa đổi, bổ sung số 31/2013/QH13, kèm theo đó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 92/2013/NĐ-CP, thông tư 219/2013/TT-BTC.... Không chỉ thế, trong vòng gần 2 năm quy trình quản lý thuế đối với hộ KDCT đã được thay thế từ quy trình kèm theo quyết định 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 sang quy trình kèm

định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2017. Việc thay đổi các chính sách thuế cũng như quy trình quản lý thu thuế đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động dự báo, tổ chức thực hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến số thu nộp ngân sách. Người nộp thuế là hộ KDCT thường ít có điều kiện để tiếp xúc với các nguồn thông tin dẫn đến việc nắm bắt các sự thay đổi, bổ sung của Luật thuế còn hạn chế. Từ đó, việc thực hiện Luật hoặc là không đúng hoặc là chưa kịp thời từ đó gây khó khăn cho việc quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng người nộp thuế không hiểu biết cố tình không thực hiện các chính sách thuế.

- Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế còn hạn chế.

Ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế và nhận thức của người dân về thuế còn hạn chế, kỷ cương về thuế còn lỏng lẻo. Nhiều hộ kinh doanh chỉ vì chạy theo đồng tiền mà bất chấp pháp luật bất chấp đạo lý, bất chấp kỷ cương thuế miễn sao thu được nhiều lợi nhuận. Có những trường hợp hộ kinh doanh mặc dù đã được cơ quan thuế nhắc nhở nhiều lần, mời lên trụ cở cơ quan thuế làm việc nhưng vẫn cố tình đưa ra các lý do bất khả kháng để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, một số hộ kinh doanh khác thì còn suy tính do tỷ lệ phạt nộp chậm thuế còn thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng. Theo qui định của Luật quản lý thuế hiện nay, nếu hộ kinh doanh chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt nộp chậm rất thấp, chỉ có 0,03%/ngày nộp chậm. Nên hộ kinh doanh sẵn sàng để bị phạt chậm nộp chứ không chịu nộp thuế đúng hạn. Còn có các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn quyển thì lại sẵn sàng ghi sai các mặt hàng trên hóa đơn để giảm số thuế phải nộp…Tất cả đã trở thành một cản trở rất lớn cho việc thu thuế của cơ quan thuế.

- Sự phối hợp lỏng lẻo giữa các cơ quan chức năng có liên quan.

Sự phối kết hợp giữa ngành thuế với các ngành, các cấp còn chưa tốt, đặc biệt trong hoạt động rà soát nguồn thu, người nộp thuế và hoạt động cưỡng chế thu nợ đọng thuế. Các cơ quan liên quan thường chưa phối hợp với cơ quan thuế ở mức độ trách nhiệm cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng và đặc điểm kinh tế xã hội và các hộ kinh doanh cá thể trê địa bàn huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. Qua phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng từ năm 2017 - 2019, luận văn đã đánh giá được việc tổ chức quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể, phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể. Với kết quả phân tích trên, luận văn đã nêu ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể và trình bày những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng trong chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁ[ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC VĨNH HƯNG - TÂN

HƯNG, LONG AN

3.1. Định hướng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Hưng - Tân Hưng, Long An trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế khu vực vĩnh hưng tân hưng, tỉnh long an (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)