7. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Một số bài học cho phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
Từ kinh nghiệm phát triển nhân lực ngành Du lịch ở các nước nói trên có thể rút ra một số bài học như sau:
Bài học thứ nhất là tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nhân lực ngành Du lịch: Ngành Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, chất lượng của nhân lực ngành Du lịch giữ vai trò quyết định đối với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch, qua đó quyết định sự phát triển của ngành Du lịch. Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, coi đó là chìa khoá cho thành công của sự phát triển du lịch. Để phát triển nhân lực ngành Du lịch đáp ứng với yêu cầu phát triển cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ngành Du lịch thông qua những công cụ như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch và phát triển nhân lực ngành Du lịch. Nhà nước cần chủ động xây dựng hệ thống đào tạo du lịch cùng hệ thống luật về giáo dục, luật dạy nghề, luật lao động...
Bài học thứ hai là nguồn tài chính cho phát triển nhân lực ngành Du lịch: Nhà nước thành lập Quỹ phát triển nhân lực ngành Du lịch và trực tiếp cung cấp tài chính, chủ yếu cho cấp giáo dục bắt buộc thông qua phát triển và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỉ lệ ban đầu cho quỹ phát triển nhân lực. Các doanh nghiệp du lịch đóng góp bằng nộp thuế đào tạo, đóng góp cho quỹ phát triển nhân lực ngành Du lịch hoặc ký hợp đồng
49
với các cơ sở đào tạo. Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng cần nhanh chóng xây dựng các dự án và xin ngân sách cả trong và ngoài nước để phục vụ cho việc phát triển nhân lực du lịch.
Bài học thứ ba là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành; đào tạo theo nhu cầu xã hội. Do tác động mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, các nước đều chuyển hướng mạnh từ đào tạo đại trà sang đào tạo chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong du lịch; nhu cầu đào tạo du lịch phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động.
Bài học thứ tư là công tác đào tạo cần được xúc tiến phát triển nhanh chóng, tiến đến mở rộng lên toàn tỉnh, và cần để làm điều đó thì tỉnh cần ban hành chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp và tư nhân trong địa bàn tỉnh tham gia đào tạo du lịch theo hai hướng là hình thành cơ sở đào tạo tại doanh nghiệp và hình thành các cơ sở đào du lịch tư nhân.
50
Tiểu kết chương một
Chương 1 đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về nhân lực du lịch, phát triển nhân lực du lịch và bài học kinh nghiệm phát triển nhân lực ở một số quốc gia khác và một vài địa phương trong nước. Với phương pháp phân tích và tổng hợp lại những cơ sở lý thuyết và một số kết quả nghiên cứu, luận văn đã hệ thống lại các cơ sở lý luận nhằm làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng nhân lực du lịch. Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc phản ánh và phân tích thực trạng phát triển nhân lực du lịch Cao Bằng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác phát triển nhân lực du lịch Cao Bằng đến năm 2020 – 2030 ở chương 3.
51
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH CAO BẰNG