7. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Đối với các Bộ, ngành Trung Ương
3.3.1.1. Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch
Tổ chức rà soát, đánh giá lại chất lượng nhân lực du lịch, hiện trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực và nhu cầu nhân lực du lịch, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, để làm căn cứ cho công tác quy hoạch nhân lực ở địa phương. Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch nâng cao năng lực đào tạo du lịch cho các trường, tập trung hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo trong nước có cơ hội được tiếp xúc và hợp tác với các trường đào tạo du lịch nước ngoài để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. Tổ chức định kỳ, tập huấn cho các bộ phận làm công tác quản lý tại địa phương, nhằm cung cấp kịp thời những quy định, thay đổi, điều chỉnh của ngành trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, hồ trợ địa phương trong việc xây dựng đề án phát triển nhân lực du lịch.
3.3.1.2. Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trên cơ sở phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hệ thống các cơ cở đào tao du lịch theo các cấp bậc: Đại học, Cao đẳng, Cao đằng nghề, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, việc quy hoạch pải đảm bảo tính cân đối của nhu cầu đào tạo và phân bố ở các vùng miền, tránh đào tạo tràn lan, gây lãng phí hoặc có những nơi cần được đào tạo nhưng lại không được quan tâm. Mặt khác, liên kết với Tổng cục Du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để xây dựng và quy định mục tiêu đào tạo, các chương trình, nội dung đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, chính sách học phí cho các cấp bậc và đối tượng đào tạo. Đồng thời cần ban hành các chính sách khuyến khích sự đầu tưu hợp lý cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cho sự nghiệp phát triển nhân lực.
117
3.3.1.3. Kiến nghị Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch thực hiện công tác đánh giá và dự báo nhu cầu nhân dân ở các vùng miền, từ đó xây dựng các kế hoạch và chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu từng thời kỳ. Với định hướng thay đổi quan niệm xã hội, khuyến khích nhân lực có kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, ban hành chính sách khuyến khích học nghề và đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo nghề có thể tuyển sinh các khóa ngắn hạn ngoài chỉ tiêu được nhà nước giao, được giảm thuế đào tạo nghề, chế độ lương bổng, đãi ngộ, bảo hiểm… cho giáo viên dạy nghề hợp lý hơn, đối với người học, tạo điều kiện để người học có thể liên hông lên các bậc cao hơn nếu có nhu cầu phát triển trong tương lai, có quy định về chế độ lương, đãi ngộ phù hợp với nhân lực được nhân lực được đào tạo nghề.