7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
Ngành du lịch của tỉnh Cao Bằng là một ngành còn rất trẻ, trước đây chỉ là tự phát và không có kế hoạch phát triển một cách cụ thể. Trong những
87
năm gần đây ngành Du lịch được quan tâm nhiều hơn từ các cấp, các ban ngành, đặc biệt là sự đầu tư vào các nguồn lực để phát triển du lịch. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà tỉnh Cao Bằng đang gặp phải là không có hệ thống đào tạo du lịch riêng. Tỉnh Cao Bằng chưa có các cơ sở đào tạo du lịch, chưa có cơ sở dạy nghề du lịch, hầu hết nhân lực được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp ở Hà Nội. Nhân lực chủ yếu được lấy từ các trường đào tạo chuyên ngành và thông qua các lớp bồi dưỡng tại chỗ do ngành phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức cho lao động của các đơn vị, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc thực tế của đội ngũ nhân lực này gặp khá nhiều hạn chế và khó khăn.
Cao Bằng hiện có 15 cơ sở dạy nghề, gồm một trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề và 4 cơ sở có tham gia dạy nghề. Trong số này có một trường Trung cấp nghề Cao Bằng đang có mở các khóa đào tạo nghề du lịch như lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn… nhưng theo báo cáo lại thì số lượng đào tạo lao động của trường là khá thấp và có những khóa không có người học đăng ký, điều này một phần thể hiện sự thiếu tin tưởng của người học vào chương trình đào tạo của trường, trường còn thiếu giảng viên chuyên ngành, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo. Tuy vậy đây cũng là bước khởi đầu quan trọng cho việc xây dựng một hệ thống đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch riêng của tỉnh Cao Bằng.
Hiện nay, ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng đã phần nào quy hoạch được cán bộ (cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp) theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý được duy trì đều đặn hàng năm, sắp xếp quản lý lao động được triển khai kịp thời góp phần tạo điều kiện tốt cho cơ sở quản lý lao động, đặc biệt là công tác đào tạo được chú trọng. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự
88
quan tâm chỉ đạo đối với công tác tổ chúc khảo sát, điều tra nhân lực du lịch nhằm đánh giá tốt thực trạng lực lượng lao động của ngành, làm cơ sở cho công tác báo cáo và xây dựng các chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Cao Bằng. Căn cứ theo kết quả điều tra, hàng năm, phòng Du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp ngoại ngữ cho các cán bộ, viên chức của ngành. Phòng Du lịch đã phối hợp với các đơn vị trong ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch, tổng cục Du lịch… để thường xuyên có thông tin và tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, cụ thể như sau:
- Phối hợp với Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng tổ chức 01 lớp tiếng Anh du lịch cho cộng đồng tham gia dịch vụ du lịch; 01 lớp tin học văn phòng cho Ban quản lý du lịch cho cộng đồng bản Pác Rằng, xã Phúc Sen.
- Tham gia các lớp tập huấn về du lịch do Tổng cục Du lịch và EU tổ chức về sản phẩm du lịch và thực hành tốt về marketing du lịch; bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý du lịch về các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quản trị khủng hoảng trong du lịch.
- Phối hợp với Trung tâm phát triển cộng đồng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch và kỹ năng nấu ăn cho cộng đồng dân tộc Lô Lô, Điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, Bảo Lạc.
- Tổ chức lớp nghiệp vụ Du lịch (buồng, bàn bar, lễ tân, bếp, quản trị nhân lực) cho hơn một trăm các cán bộ, nhân viên của các đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng trên toàn bộ địa bàn tỉnh với giảng viên đến từ trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Ngoài việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch tại chỗ, tập trung ngắn hạn, tập trung dài hạn thì ngành Du lịch tỉnh Cao Bẳng còn cho các cán bộ, viên chức đi học ở các cơ sở đào tạo ở Hà Nội và các tỉnh khác trong nước nhằm sớm nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch của Tỉnh
89
Bảng 2.5. Bảng thống kê công tác bồi dƣỡng lao động du lịch Cao Bằng năm 2011 – 2014
STT
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch
chung
Lớp đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du
lịch
Lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng Số lớp Số người học Kinh phí (triệu đồng) Số lớp Số người học Kinh phí (triệu đồng) Số lớp Số người học Kinh phí (triệu đồng) 2011 01 30 30 01 120 50 2012 02 75 87 01 145 65 2013 01 35 45 01 15 35 2014 01 42 60 01 17 40 01 160 70 Tổng 05 192 222 02 32 75 03 425 185
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Cao Bằng cũng được chú trọng vào những năm gần đây. Vì việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp luôn là điều quan trọng nên các doanh nghiệp cũng tự tổ chức cá lớp đào tạo du lịch riêng cho nhân viên của mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Các lớp đào tạo này thường được mở vào thời điểm thấp điểm của mùa du lịch và diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, chủ yếu là lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn hoặc ngoại ngữ cho các nhân viên. Các doanh nghiệp thì chưa có việc cử nhân viên đi học tại các cơ sở đào tạo lớn về du lịch ở Hà Nội mà chỉ khuyến khích nhân viên tự học bằng cách tạo thêm
90
điều kiện về thời gian, cho hưởng một nửa lương tùy theo chính sách của từng doanh nghiệp. Tuy vậy, các doanh nghiệp lại chưa có sự kiểm tra tay nghề nhân viên hàng năm, điều này sẽ dẫn đến việc khó đánh giá lại chất lượng dịch vụ của mình đối với khách hàng. Các doanh nghiệp tư nhân hay quy mô nhỏ lại không chú trọng đến chất lượng tay nghề của nhân viên nên chỉ thuê những lao động được đào tạo sơ cấp hoặc lao động phổ thông rồi đào tạo sơ qua theo các hoạt động của doanh nghiệp đó. Ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng hiện nay lại đang có quá nhiều các doanh nghiệp tư nhân và quy mô nhỏ và việc tự đào tạo theo kiểu sơ qua rồi đưa lao động vào làm việc ngay lập tức đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và doanh thu của cả ngành Du lịch của tỉnh hiện nay.
Nhìn chung, những năm trở lại đây do tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Cao Bằng được tăng cao (về số lượt khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật…) vì thế mà công tác đào tạo nhân lực du lịch được quan tâm hơn cả trong đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực nhưng Cao Bằng bị gặp nhiều khó khăn và bất cập, hơn nữa lại không có lực lượng nhân lực du lịch làm nòng cốt mà phải đào tạo lại để bổ sung liên tục. Chính vì vậy, số lượng nhân lực du lịch của tỉnh chưa được đào tạo vẫn còn quá cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn, trình độ ngoại ngữ còn thấp, để nhận thấy công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch còn yếu và chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của ngành hiện nay.. Doanh nghiệp du lịch cũng chưa hoàn toàn chú trọng đúng mức vào việc đào tạo chuẩn tay nghề lao động cho nhân viên của mình để đáp ứng được tốc độ phát triển của ngành.
Và để công tác đào tạo tốt hơn và bám sát vào nhu cầu thực tế của ngành Du lịch, tỉnh Cao Bằng đã có một vài dự báo về nhu cầu khách sạn và nhu cầu lao động trong bản kế hoạch như sau:
91
Bảng 2.5. Dự báo nhu cầu khách sạn của tỉnh Cao Bằng
Đơn vị tính: Phòng
Nhu cầu cho đối tƣợng khách 2015 2020 2030
Nhu cầu cho khách du lịch quốc tế 160 340 950
Nhu cầu cho khách du lịch nội địa 900 2.160 4.250
Tổng cộng 1.060 2.500 5.200
Công suất sử dụng buồng trung bình năm (%) 55,0 60,0 65,0
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
- Về nhu cầu lao động trong du lịch:
Bảng 2.6. Dự báo nhu cầu lao động ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng
Đơn vị tính: Người
Loại lao động 2015 2020 2030
Lao động trực tiếp trong du lịch 1.060 3.250 8.320 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.120 6.500 16.640
Tổng cộng 3.180 9.750 24.960
Số lao động bình quân trên 01 phòng khách sạn 1,0 1,3 1,6
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng