7. Kết cấu của đề tài
3.1.3. Mục tiêu phát triển nhân lực du lịch
Mục tiêu tổng quát của ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng là đến hết năm 2020, du lịch Cao Bằng cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ tạo tiền đề đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh, thân thiện với môi trường; đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước.
Mục tiêu cụ thể của ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng bao gồm những mục tiêu sau:
Mục tiêu phát triển ngành:
- Phát triển không gian du lịch theo đặc trưng riêng 06 khu vực (Cụm du lịch: Trung tâm thành phố Cao Bằng và phụ cận; Cụm du lịch phía Bắc: Pắc Bó và phụ cận; Cụm du lịch phía Đông: Thác Bản Giốc – Ngườm Ngao và phụ cận; Cum du lịch phía Tây: Phja Dắc – Phja Đén, rừng Trần Hưng Đạo và phụ cận; Cụm du lịch phía Đông Nam: Khu di tích chiến thắng Đông Khê, Di tích chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch biên giới 1950 và phụ cận; Cụm du lịch phía Tây Bắc, Bảo Lạc, Bảo Lâm: khai thác phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng), bảo đảm việc tăng cường liên kết vùng vừa bảo đảm tính đa dạng và phát huy thế mạnh của từng khu vực.
102
- Phát triển được 1 khu du lịch quốc gia, 01 điểm du lịch quốc gia và một số điểm, khu du lịch quan trọng khác, làm động lực phát triển du lịch các địa phương của tỉnh Cao Bằng
- Du lịch tỉnh Cao Bằng đến hết năm 2020 thu hút 75 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 620 nghìn lượt nội địa; năm 2030 thu hút 180 nghìn lượt khách quốc tế, phục vụ 1 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu du lịch năm 2020 đạt hơn 41,5 triệu USD và năm 2030 đạt hơn 145 triệu USD. Lúc đó tỷ trọng của ngành Du lịch chiếm khoảng 1,5% tổng GDP năm 2020 và 3% tổng GDP năm 2030.
- Dự báo về đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn 2016 – 2020 là gần 80 triệu USD , hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu, phát triển các khu, điểm và sản phẩm du lịch đặc trưng tại các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh. Đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 2.500 phòng, trong đó tỷ lệ phòng đạt 3 sao trở lên chiếm 5% - 15%, công suất sử dụng phòng đạt 50% trở lên.
- Đầu tư cho giai đoạn 2021 – 2030 cần khoảng 235 triệu USD, chủ yếu để nâng cấp hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bản tỉnh, hoàn thành kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật du lịch chất lượng cao. Giai đoạn này toàn tỉnh sẽ có khoảng 5.200 phòng, với tỷ lệ phòng đạt 3 sao trở lên chiếm 30%, công suất sử dụng phòng đạt 50% trở lên.
Mục tiêu phát triển văn hóa – xã hội sẽ làm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường tình yêu quê hương đất nước, ý thức tự hào dân tộc cho nhân dân. Mục tiêu quan trọng nhất là tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo, năm 2020 tạo thêm công việc cho gần 10 nghìn lao động (trong đó khoảng 3 nghìn lao động trực tiếp) và đến năm 2030 tạo ra được 25 nghìn công việc (trong đó có gần 8 nghìn lao động trực tiếp). Bên cạnh đó còn góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, cải thiện điều kiện sống cho đồng báo các
103
dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa – nơi mà còn nhiều đồng bào dân tộc đang còn sống trong điều kiện khó khăn, lạc hậu.
Mục tiêu cuối cùng là phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường.