Các nhân tố tác động ngược chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 73 - 78)

Thảo luận kết quả với biến độ tuổi (X1)

( ) 0,00017%

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến độ tuổi (X1) có mối quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa ở mức ý nghĩa 5%.

Với xác suất xảy ra khả năng ban đầu là 5%, khi các yếu tố khác không đổi nếu khách hàng cá nhân có số tuổi tăng thêm 1 thì xác suất khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa giảm 0,00017%. Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Jonathan Crook (1995), Roslan & Karim (2009), Norhaziah & Mohd (2013), Bekhet & Eletter (2014) và Đặng Thị Cẩm Nhung (2015). Kết quả này là phù hợp với Agribank Thủ Thừa vì 88,7% khách hàng vay với mục đích phi sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là vay sản xuất nông nghiệp và độ tuổi của khách hàng năm trong khoản từ 29 tuổi đến 59 tuổi. Đặc thù sản xuất nông nghiệp phù hợp với những người có sức khỏe vì vậy những người lớn tuổi do hạn chế về sức khỏe nên năng suất thường sẽ thấp hơn và từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Thảo luận kết quả với biến lịch sử tín dụng (X7)

( ) 0,000011 %

Lịch sử tín dụng (X7) có mối quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa ở mức ý nghĩa 1%. Với xác suất xảy ra khả năng ban đầu là 5%, khi các yếu tố khác không đổi nếu khách hàng cá nhân đã từng phát sinh nợ quá hạn thì xác suất khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa giảm 0,000011%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Norhaziah & Mohd (2013), Bekhet & Eletter (2014), Lê Huyền Thiên Phú (2013) và Nguyễn Phúc Mẫn (2015). Thật vậy, yếu tố này liên quan đến đạo đức của khách hàng, tình hình tài chính khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe. Vì vậy, khi xét cấp tín dụng, Agribank Thủ Thừa nên quan tâm nhiều hơn đến yếu tố này và hạn chế cho vay đối với khách hàng cá nhân thường xuyên phát sinh nợ quá hạn.

Thảo luận kết quả với biến Thu nhập (X10)

( ) 0,0375 = 3,75%

Thu nhập (X10) có mối quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa ở mức ý nghĩa 10%. Với xác suất xảy ra khả năng ban

đầu là 5%, khi các yếu tố khác không đổi nếu khách hàng cá nhân có thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng thì xác suất khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa giảm 3,75%. Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Roslan & Karim (2009), Nguyễn Phúc Mẫn (2015) và Đặng Thị Cẩm Nhung (2015). Thực tế khảo sát cũng cho thấy rằng, khi thu nhập trong gia đình tăng lên sẽ làm tăng thêm nguồn lực tài chính dùng cho việc trả nợ khi đó khách hàng đảm bảo được khả năng trả nợ khi đến hạn.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra các biến tác động không có ý nghĩa thống kê đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa như: Giới tính (X2); Tình trạng hôn nhân (X3); Tình trạng sở hữu nhà (X4); Người phụ thuộc (X5); Kinh nghiệm trong lĩnh vực hiện tại (X8); Kỳ hạn vay (X12) và Mục đích khoản vay (X14). Vì vậy, ngân hàng khi cho vay không nên bị các chỉ tiêu này chi phối nhiều mà ngân hàng nên quan tâm đến những yếu tố này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày thực trạng và kết quả nghiên cứu của mình đối với các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa thông qua số liệu xử lý được bằng phần mềm Stat 13.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, đó là: (i) 2 nhân tố về đặc điểm khách hàng (Giới tính và Thời gian cư trú); (ii) 3 nhân tố liên quan đến tài chính của khách hàng (Lịch sử tín dụng, Thời gian làm công việc hiện tại và Thu nhập); (iii) 2 nhân tố liên quan đến đặc điểm khoản vay (Lãi suất và Quy mô khoản vay). Đây là cơ sở để tác giả có thể đưa ra một số đề xuất để nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa trong chương 5./.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Chương này sẽ tổng hợp lại những kết quả đạt được chủ yếu trong nghiên cứu chương bốn. Đồng thời, những giải pháp cũng như giới hạn trong nghiên cứu này sẽ được thảo luận nhằm mục đích cung cấp một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa nói riêng cũng như toàn hệ thống Agribank nói chung.

5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, Việt Nam đang bước trên con đường hội nhập và phát triển. Trong xu hướng đó đòi hỏi Việt Nam phải tự do hóa, mở cửa thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vì vậy, hoạt động ngân hàng cần có nhiều đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này thì vấn đề trước tiên cần quan tâm là xây dựng hệ thống tín dụng lành mạnh, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, không chỉ giới hạn trong phạm vi ngân hàng mà nó còn bị chi phối với khách hàng. Thật vậy, tình hình tài chính của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay, từ đó sẽ chi phối hoạt động ngân hàng. Khi khách hàng sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng một cách hiệu quả sẽ tạo ra lợi nhuận và từ đó đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng cũng sẽ thu được gốc và lãi đúng hạn. Khi đó ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng đòi hỏi các ngân hàng nâng cao khả năng nhận diện khách hàng, nhằm lựa chọn được khách hàng tốt để cho vay, phát hiện và xử lý các khoản vay có nguy cơ mất vốn một cách kịp thời. Muốn được vậy, ngân hàng phải có khả năng đánh giá tình hình tài chính và thẩm định khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng một cách triệt để nhằm bảo toàn nguồn vốn cho ngân hàng.

Với mẫu dữ liệu là 200 khách hàng cá nhân có dư nợ tín dụng tại Agribank Thủ Thừa được chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên tại thời điểm cuối ngày 31 tháng 12 năm 2018 (những khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng liên tục từ 3 năm trở lên năm 2014 – 2016) cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 13.0, kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)