Dựa vào mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 78 - 80)

Các yếu tố tác động cùng chiều

Đối với biến “Thời gian cư trú - X6”, kết quả nghiên cứu cho thấy những khách hàng có thời gian cư trú tại địa phương càng lâu chứng tỏ họ càng có nhiều kinh nghiệm vì được tích lũy trong thời gian dài và giúp công việc mình được tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn. Khi đó nguồn tài chính ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ khi đáo hạn tại ngân hàng. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi vì một khách hàng có thời gian cư trú càng lâu sẽ biết cách sử dụng những điểm mạnh sẵn có để nâng cao năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi ngân hàng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng yếu tố này trong quyết định cấp tín dụng nhằm hạn chế khả năng khách hàng không trả nợ đúng hạn.

Đối với biến “Thời gian làm công việc hiện tại - X9”, kết quả nghiên cứu cho thấy khi thời gian làm công việc được tích lũy trong thời gian dài thì họ sẽ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hiện tại và khi đó năng suất công việc sẽ cao hơn những người có thời gian làm việc ít hơn. Mà một khi kinh doanh có hiệu quả thì khách hàng sẽ ưu tiên gắn chặt làm việc với cơ quan mình và khi đó đảm bảo khả năng trả nợ. Vì vậy, khi xem xét cấp tín dụng, ngân hàng nên ưu tiên đến yếu tố này, vì đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.

Đối với biến “Lãi suất - X11”, kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần những khách hàng chấp nhận khoản vay với lãi suất cao thường là những khách hàng dễ xẩy ra rủi ro hơn vì họ phải trả số tiền lãi cao trong khi phần lợi nhuận thu được lại không đủ trả lãi. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân. Thật vậy, khách hàng thường lựa chọn vay tại ngân hàng có mức lãi suất thấp hơn và lãi suất tại Agribank Thủ Thừa cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn như Ngân hàng xây dựng, Bưu Điện Liên Việt,... Trong thời gian tới, Agribank Thủ Thừa cần giữ nguyên và đưa ra mức lãi suất phù hợp, cạnh tranh hơn nữa, qua đó nâng cao nguồn thu của mình.

Đối với biến“Quy mô khoản vay – X13”, khi xét duyệt hồ sơ tín dụng, ngân hàng cần chú ý những khách hàng với khoản vay lớn. Vì những khoản vay lớn, khách hàng sẽ chí thú làm ăn và sử dụng vốn vay phù hợp với mục đích vay.

Các yếu tố tác động ngược chiều

Đối với biến “Độ tuổi - X1”, kết quả này là phù hợp với địa bàn Huyện Thủ Thừa, vì 88,7% khách hàng vay với mục đích sản xuất nông nghiệp và độ tuổi của khách hàng năm trong khoản từ 29 tuổi đến 59 tuổi. Độ tuổi sẽ ảnh hưởng đến kinh nghiệm, ngăn suất,… nên ít nhiều ảnh hưởng đến năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời quyết định thành công hay thất bại của khách hàng. Vì vậy, khi xét duyệt cấp tín dụng, ngân hàng nên ưu tiên đến độ tuổi của khách hàng vay vốn.

Đối với biến “Lịch sử tín dụng - X7”, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này liên quan đến vấn đề đạo đức của khách hàng. Nếu khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe. Thêm vào đó, khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay cá nhân phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng “sức khỏe” tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt… ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố

khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.

Đối với biến “Thu nhập– X10”, thực tế cho thấy khi thu nhập tăng lên sẽ làm tăng thêm tài chính cho khách hàng, điều đó tăng khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Agribank Thủ Thừa. Vì vậy, khi xem xét cho vay cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra khả năng tạo ra thu nhập của từng khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ vay đúng hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)