Nghĩa của bãi nhiệm đại biểu dân cử

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 30)

Việc cử tri bãi nhiệm đại biểu đại biểu do mình bầu ra có ý nghĩa quan trọng không kém gì so với quyền bầu ra đại biểu dân cử đó. Chế độ dân chủ sẽ không thể triệt để, quyền lực nhà nước chưa thực sự thuộc về nhân dân nếu nhân dân chỉ bầu ra những đại biểu của mình mà lại không có quyền bãi nhiệm họ khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri. Vì vậy, ý nghĩa của chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, bãi nhiệm là một hình thức phản ánh yêu cầu về sự gắn bó giữa đại biểu dân cử với đơn vị bầu cử của mình. Đối với hình thức dân chủ trực tiếp, quyền lực của người dân thể hiện ở việc cử tri có quyền tuyển chọn những người đại diện thay mặt cho họ thực thi quyền lực nhà nước và có thể thay thế những người đại diện này ở các kỳ bầu cử tiếp theo. Có thể nói, hình thức thực thi quyền lực của nhân dân thông qua những người đại diện là một bước phát triển quan trọng. Nhân dân bầu ra những người đại diện và ủy quyền cho họ thực hiện các công việc của chính quyền. Tuy nhiên, quyền lực của người dân không vì vậy mà mất đi. Mối quan hệ giữa cử tri và các đại biểu dân cử không chỉ dừng lại sau mỗi cuộc bầu cử

mà còn kéo dài trong suốt nhiệm kỳ đó. Sau khi ủy quyền cho những người đại diện, bằng nhiều hình thức khác nhau, người dân vẫn có quyền tham gia ý kiến về các hoạt động của chính quyền cũng như giám sát quá trình thực hiện công việc của những người đại diện. Thế nên, một trong những trọng trách lớn lao nhất đối với những người đại biểu dân cử ở các cấp là gắn bó mật thiết với nhân dân, nói lên tiếng nói của nhân dân, làm những việc vì lợi ích của nhân dân. Nếu một người đại biểu dân cử mà không thể thực hiện được nhiệm vụ cơ bản và tiên quyết được đặt ra này thì cử tri có quyền thay thế họ kể cả khi nhiệm kỳ chưa kết thúc. Bãi nhiệm sẽ là công cụ có tác dụng như một biện pháp giúp đảm bảo các đại biểu dân cử phải xem xét đầy đủ quan điểm của cử tri khi đưa ra quyết định thay cho họ, qua đó nâng cao mức độ tương ứng giữa quan điểm của công dân và quyết định của các đại biểu cũng như các cơ quan dân cử nói chung. “Các quan chức dân cử dường như đáp ứng tốt hơn các lợi ích và áp lực của các nhóm kinh tế hơn là của cử tri. Việc bãi miễn được xem như là cơ chế khiến cho các đại diện của người dân trở nên nhạy cảm hơn trước những yêu cầu của cử tri”27

. Ở chiều ngược lại, bãi nhiệm cũng là cơ chế khuyến khích sự giám sát chặt chẽ của người dân đối với các quan chức dân cử, thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ giữa cử tri và các đại diện của họ.

Hai là, bãi nhiệm đại biểu dân cử góp phần làm tăng cường chế độ trách nhiệm của đại biểu dân cử, là một công cụ để nhân dân có thể thay thế những đại biểu dân cử không còn xứng đáng. Bãi nhiệm chính là một hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với một người đại biểu dân cử khi đại biểu đó đã có những sai phạm nhất định làm mất đi niềm tin trong cử tri và nhân dân. Một đại biểu dân cử khi đã bị cơ quan dân cử hoặc cử tri đưa ra bãi nhiệm thì có thể khẳng định uy tín, vị thế của người đại biểu đó trong đơn vị bầu cử của mình cũng như trong xã hội sẽ không còn được như trước nữa. Do đó, bãi nhiệm có thể xem là một trong những yếu tố thúc đẩy những người đại biểu dân cử có trách nhiệm hơn đối với vị trí của mình, họ sẽ có động lực để thường xuyên tham vấn ý kiến của người dân và cử tri, luôn làm việc với mục đích sau cùng là đem lại những lợi ích tốt nhất cho những người đã tín nhiệm và lựa chọn mình. Bãi nhiệm sẽ góp phần hạn chế tình trạng

“yên vị” của các đại biểu dân cử cho đến hết nhiệm kỳ bởi nếu họ không hoạt động tích cực, thể hiện được hết năng lực của mình, cử tri sẽ có quyền thay thế họ bằng những người xứng đáng hơn.

27

Bên cạnh đó, khi người dân thông qua những lá phiếu để chọn ra người đại diện, họ luôn cố gắng chọn ra được những đại biểu thực sự đủ phẩm chất đạo đức, có năng lực, bản lĩnh, tâm huyết, hành động theo ý chí, nguyện vọng, sẵn sàng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Thế nhưng, không phải lúc nào những người đại biểu được chọn cũng đáp ứng được với mong muốn của cử tri, cử tri đôi khi cũng có sự lựa chọn sai lầm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của một đại biểu dân cử, sẽ có những đại biểu bộc lộ ra những thiếu sót, năng lực không phù hợp, không thực hiện được những lời hứa của mình với cử tri như trước khi được bầu vào vị trí đó. Hay cũng có những đại biểu đã có hành vi sai phạm về mặt đạo đức, pháp luật,... làm mất đi uy tín của một người đại diện cho nhân dân. Tuy nhiên, không cần phải đợi đến kỳ bầu cử tiếp theo, nhân dân vẫn có thể loại bỏ những đại biểu không đủ năng lực, thiếu trách nhiệm hay có những hành vi sai phạm thông qua chế độ bãi nhiệm đại biểu dân cử. Không chỉ là một hình thức kỷ luật đối với đại biểu dân cử, bãi nhiệm còn có thể xem như một cách thức để cử tri sửa chữa lại những sai lầm của mình ở giai đoạn tuyển chọn đại biểu, cũng như kịp thời loại đi những đại biểu không xứng đáng ra khỏi hệ thống dân cử.

Như vậy, về mặt lý luận, chế độ bãi nhiệm bãi biểu dân cử có ý nghĩa chính trị và pháp lý quan trọng như chế độ cử tri bầu ra người đại biểu của mình. Nhìn dưới góc độ triết học thì “việc cử tri bầu người đại diện và cử tri phế truất người đại diện là hai mặt đối lập nhưng thống nhất và không thể tách rời khi xem xét vấn đề. Như thế, nếu chỉ quan tâm xây dựng và hoàn thiện chế độ bầu cử, mà không chú ý cơ chế và thủ tục cử tri trực tiếp bãi miễn (bãi nhiệm) đại biểu do họ bầu ra, thì hiệu quả của chế độ bầu cử không những không được “cộng hưởng” mà còn bị giảm đi đáng kể”28. Và cũng như các hình thức khác của dân chủ trực tiếp, bãi nhiệm có vai trò làm tăng quyền làm chủ của người dân, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình và mối liên hệ giữa các quan chức dân cử với cử tri. Nhưng bên cạnh đó, theo một số học giả, “thủ tục này có tác động tiêu cực vì gây nên sự đối đầu nghiêm trọng, phá vỡ công việc bình thường của các quan chức dân cử và thường bị các nhóm đối lập lợi dụng để thay đổi cơ cấu tổ chức của chính quyền”29. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà kinh nghiệm quốc tế về việc áp dụng chế định này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp độ quốc gia. Do đó, bãi nhiệm cũng ít được

28

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), tlđd(3), tr.174.

phổ biến nhất trong các công cụ của dân chủ trực tiếp khi tính đến năm 2019, chỉ có hơn 25 quốc gia trên thế giới áp dụng hình thức bãi nhiệm đại biểu dân cử30

.

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)