Căn cứ bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 40)

Cũng như đại biểu Quốc hội, ngay từ bản Hiến pháp năm 1946 đã có quy định về việc bãi nhiệm đại biểu HĐND với nội dung tại như sau: “Nhân viên HĐND và Ủy ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định” (Điều 61). Khác với những bản hiến pháp còn lại của nước ta, đại biểu HĐND trong Hiến pháp năm 1946 được gọi là “nhân viên HĐND”. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1946 chỉ dừng lại ở ghi nhận các nhân viên HĐND “có thể bị bãi miễn” mà không nêu cụ thể về căn cứ bãi miễn như trường hợp bãi miễn các “nghị viên” của Nghị viện.

Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1946, các bản Hiến pháp tiếp theo của nước ta đều có sự đồng nhất về căn cứ bãi nhiệm: đại biểu HĐND bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Và hiện nay, Hiến pháp năm 2013 quy định như sau: “đại biểu HĐND bị cử tri hoặc ... HĐND bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”48

. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Khoản 1 Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Đại biểu HĐND không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm”. Như vậy, cũng giống đại biểu Quốc hội, nếu đại biểu HĐND thiếu đức, thiếu tài, không giữ được sự gắn kết với cử tri và nhân dân hay trong nhiệm kỳ đó hay đã có những hành vi sai phạm về đạo đức, pháp luật,... dẫn đến không còn

47 “Recall of local officials”, https://www.ncsl.org/research/elections-and-campaigns/recall-of-local-

officials.aspx (21/7/2021).

xứng đáng ở vị trí là người đại diện cho nhân dân thì sẽ bị cử tri hoặc HĐND bãi nhiệm. Cử tri ở đây cũng là những công dân đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, là những người đã trực tiếp bầu cử ra đại biểu HĐND đó ở đầu nhiệm kỳ.

Nếu như Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 có sự quy định gần như là lặp lại Hiến pháp năm 2013 về căn cứ bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì đối với trường hợp của đại biểu HĐND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định ngoài trường hợp không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, đại biểu HĐND còn bị bãi nhiệm nếu không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND. Hiện nay, các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:

“1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND.

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.”

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)