luật Việt Nam hiện nay
Kể từ khi chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 thì cho đến nay, chúng ta đã có sự áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề này để thu hồi lại tư cách đại biểu dân cử đối với những trường hợp đại biểu có sai phạm, đánh mất đi niềm tin và sự tín nhiệm của nhân dân, gây ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống các cơ quan dân cử ở nước ta. Các đại biểu đã bị bãi nhiệm có cả đại biểu Quốc hội ở trung ương cho đến các đại biểu HĐND ở địa phương. Riêng đối với đại biểu Quốc hội, tính đến thời điểm nghiên cứu của luận văn, đã có sáu đại biểu vì nhiều lý do khác nhau mà bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội khi nhiệm kỳ chưa kết thúc, đó là các đại biểu: Vũ Xuân Thuật, Lê Minh Hoàng, Mạc Kim Tôn, Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga và Phạm Phú Quốc59
. Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong
58
“Hội thảo về trình tự cử tri bãi nhiệm ĐBQH, đại biểu HĐND”, https://daibieunhandan.vn/hoi-thao-ve-
trinh-tu-cu-tri-bai-nhiem-dbqh--dai-bieu-hdnd-362612 (03/5/2021).
59
thời gian qua, có thể thấy thực trạng thực hiện pháp luật về bãi nhiệm đại biểu dân cử ở nước ta hiện nay có những hạn chế, bất cập nhất định. Cụ thể như sau:
Một là, các trường hợp bãi nhiệm đại biểu dân cử hiện nay đều do cơ quan dân cử thực hiện, cử tri nơi bầu ra đại biểu chưa có tiền lệ thực hiện bãi nhiệm đại biểu dân cử.
Thực trạng này có thể nhận thấy được rất rõ thông qua trường hợp của sáu đại biểu Quốc hội đã nêu khi tất cả đều bị bãi nhiệm tại nghị trường bởi Quốc hội. Đối với đại biểu HĐND, hiện nay cũng chưa có trường hợp đại biểu HĐND bị bãi nhiệm bởi cử tri. Hay nói cách khác, “cho đến nay, trên cả nước chưa có đại biểu Quốc hội, HĐND nào bị cử tri bỏ phiếu bãi nhiệm”60
, nghĩa là chưa có tiền lệ. Như đã nói, Quốc hội và HĐND là chủ thể có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND bên cạnh cử tri. Điều này có ý nghĩa trong việc không “bỏ sót” những đại biểu dân cử cần phải bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nhưng nhìn lại kết quả thực hiện trong thời gian vừa qua, có thể thấy dường như các cơ quan dân cử đang tỏ ra “quá tích cực” khi thực hiện quyền hạn của mình, đồng thời đây cũng chính là một vấn đề lớn được đặt ra đối với việc áp dụng chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử trên thực tế. Tình trạng cử tri không tham gia vào hoạt động bãi nhiệm sẽ khiến cho quyền hiến định của cử tri nơi bầu ra đại biểu dân cử có nguy cơ bị xâm phạm, trở thành một quyền mang tính lý thuyết vì hầu như không được thực hiện trên thực tế. Mục đích, ý nghĩa của chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử cũng vì thế mà không thể đạt được.
Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do hiện tại, UBTVQH vẫn chưa ban hành văn bản thống nhất quy định về trình tự, thủ tục để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, cũng như chưa có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền bãi nhiệm giữa cử tri và cơ quan dân cử. Cử tri có quyền trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình thì cũng phải được quyền bỏ phiếu bãi nhiệm người không còn xứng đáng với niềm tin mình đã gửi gắm. Điều này vừa không chỉ đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri mà còn đảm bảo thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra rằng: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
60
Trịnh Đức Thảo, “Hoàn thiện pháp luật về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri theo tinh thần Hiến pháp năm 2013”, Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ ở sở trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr.152.
sự tín nhiệm của nhân dân; nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình”61. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nhân dân phải kiểm soát được quyền lực nhà nước là một tất yếu, đòi hỏi chính đáng. Vì vậy, vấn đề Quốc hội và HĐND đang “thay mặt” cử tri nơi bầu ra đại biểu tiến hành bãi nhiệm trong tất cả các trường hợp như trong thời gian qua là một vấn đề cần phải được nghiêm túc nhìn nhận lại.
Hai là, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa việc áp dụng chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử và quy định xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử.
Như tác giả đã phân tích trong chương 1, pháp luật nước ta có quy định về xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử. Đây là trường hợp pháp luật có quy định cho phép đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nếu vì lý do khách quan như sức khỏe, luân chuyển công tác hoặc lý do khách quan khác dẫn đến không thể tiếp tục đảm đương được nhiệm vụ được giao thì khi đó, đại biểu có thể chủ động xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đây cũng là trường hợp có hệ quả làm chấm dứt tư cách đại biểu dân cử trước khi kết thúc nhiệm kỳ, nhưng điều này không đồng nghĩa đại biểu đó đánh mất đi uy tín và niềm tin mà cử tri và nhân dân như trường hợp bị bãi nhiệm. Tuy nhiên thực tế hiện nay, vẫn có một số trường hợp áp dụng chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử và quy định về xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử chưa đúng với bản chất của nó. Có một số trường hợp đại biểu dân cử sai phạm nghiêm trọng, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật,... gây ra nỗi thất vọng lớn cho cử tri và nhân dân, hoàn toàn có căn cứ để đưa ra bãi nhiệm và thực chất là họ xứng đáng bị bãi nhiệm. Thế nhưng, thay vì bị cử tri hay cơ quan dân cử bãi nhiệm nhằm thu hồi lại tư cách đại biểu dân cử vì đã không còn nhận được sự tín nhiệm của nhân dân, những đại biểu đó đã được chấm dứt tư cách đại biểu của mình bằng một hình thức khác không mang tính chất nghiêm khắc như bị bãi nhiệm, đó chính là được cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử.
Nguyên nhân của thực trạng này chính là do quy định về căn cứ để xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử là vì “lý do sức khỏe” hoặc“vì lý do khác” - một cách quy định theo hướng mở, cộng với việc pháp luật về bãi nhiệm đại biểu dân cử chưa có hướng dẫn nêu rõ tiêu chí để xác định mức độ tín nhiệm đối với đại biểu dân cử, xác định đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thế nào là không xứng đáng với sự tín
61
Tào Thị Quyên, “Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ ở sở trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014,tr.97.
nhiệm của nhân dân. Vì vậy, sẽ có tình trạng đại biểu dân cử lấy “lý do sức khỏe”
hoặc “khi thấy mình có một lý do khác” thì đại biểu đó sẽ xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử nhằm “né tránh” việc bị bãi nhiệm. Điều này rất dễ dẫn đến việc “đánh tráo” trách nhiệm của đại biểu dân cử khi có sai phạm xảy ra bởi như đã phân tích, bãi nhiệm đại dân cử và xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử có mức độ và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn như trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự, đại biểu Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 - 2021), thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh. Là một đại biểu Quốc hội đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011 - 2016, ông Võ Kim Cự đã liên quan trực tiếp đến nhiều sai phạm dẫn đến sự cố môi trường biển nghiêm trọng do công ty Formosa gây ra tại miền Trung nước ta vào năm 2016.62 Sau khi có kết luận của Ban Bí thư về những sai phạm và hình thức kỷ luật đối với mình, ông Võ Kim Cự đã có đơn xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội “vì lý do sức khỏe”. Ngày 15/5/2017, UBTVQH thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV với lý do bị thi hành kỷ luật và đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe.63
Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng, với những vi phạm nghiêm trọng như vậy, ông Võ Kim Cự xứng đáng bị bãi nhiệm chứ không thể được cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Hay với trường hợp của bà Phan Thị Mỹ Thanh - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai khóa XIV, người đã bị rất nhiều cử tri lên tiếng đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội vì cho rằng bà Thanh không còn xứng đáng là đại biểu của cử tri tỉnh Đồng Nai cũng như nhân dân cả nước. Bà Phan Thị Mỹ Thanh đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu
62
Cụ thể, ông Võ Kim Cự đã trực tiếp ký nhiều văn bản không đúng quy định pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao và cho thuê mặt nước biển; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải không đúng quy định,...; thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án. Hậu quả của những sai phạm này đã dẫn đến sự cố môi trường biển nghiêm trọng xảy ra từ tháng 4/2016 tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, gây thiệt hại hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh và đời sống của khoảng 510.000 người thuộc 130.000 hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã/phường/thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung nói trên.
“Xử lý sự cố Formosa là bài học quan trọng cho các địa phương”, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/xu-ly-su-co-
formosa-la-bai-hoc-quan-trong-cho-cac-dia-phuong-1491844972 (29/5/2021).
63
“Ông Võ Kim Cự thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XIV”, http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Ong-Vo-Kim-Cu-
đến uy tín của tổ chức Đảng64. Mặc dù vậy, bà Phan Thanh Mỹ Thanh đã không bị bãi nhiệm như đề nghị của cử tri - những người đã trực tiếp lựa chọn bà Thanh là người đại diện cho tiếng nói của mình. Thay vào đó, từ đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội “vì lý do sức khỏe không ổn định và đang bị kỷ luật về mặt Đảng”, UBTVQH đã ban hành nghị quyết cho bà Thanh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV vào ngày 14/5/201865
.
Một trường hợp khác xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử “vì lý do khác”
sau khi đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là trường hợp của ông Nguyễn Bá Cảnh - đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng khóa IX (nhiệm kỳ 2016 - 2021). Muốn trở thành một người xứng đáng đại diện cho nhân dân thì đòi hỏi đại biểu phải là tấm gương sáng đi đầu trong việc chấp hành pháp luật. Nhưng với trường hợp của ông Nguyễn Bá Cảnh, trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo trong cơ quan Đảng của thành phố Đà Nẵng, ông Cảnh đã sống chung với người khác như vợ chồng và có con riêng khi đang có vợ trong thời gian hôn nhân hợp pháp. Từ đơn xin thôi làm đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng “vì lý do gia đình”, ngày 11/7/2019, ông Nguyễn Bá Cảnh đã được HĐND thành phố Đà Nẵng cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.66
Tuy nhiên, việc ông Nguyễn Bá Cảnh được cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND sau khi đã có hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình; vi phạm những điều Đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp thì có lẽ đã không còn phù hợp với mục đích của quy định xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử mà các nhà lập pháp đã đặt ra.
64
Một số những vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh: Một là, trong thời gian làm Giám đốc Sở Công nghiệp từ năm 2003 đến tháng 1/2009, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; không chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất trong khi đã thu tiền của các hộ dân; đồng ý để kế toán Sở Công nghiệp gửi số tiền còn lại của dự án vào Công ty Gỗ Tân Mai;... Hai là, khi đang giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (thời gian từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2014), bà Phan Thị Mỹ Thanh đã ký nhiều văn bản của UBND tỉnh nhưng không xem xét nội dung tham mưu của sở, ngành chuyên môn, vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế làm việc của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư dự án, thể hiện sự ưu ái, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của gia đình thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực do bà Phan Thị Mỹ Thanh phụ trách,... Ba là, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm nghiêm trọng quy chế về công tác đối ngoại; nhiều lần sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi nước ngoài với mục đích cá nhân, giải quyết việc riêng; thậm chí có lần xuất cảnh ra nước ngoài không báo cáo tổ chức theo quy định.
“Bà Phan Thị Mỹ Thanh xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH”,https://nld.com.vn/chinh-tri/ba-phan-thi-my-thanh-
xin-thoi-lam-nhiem-vu-dbqh-20180508185942221.htm (03/6/2021).
65
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội”, https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=35485 (21/5/2021).
66
“Ông Nguyễn Bá Cảnh chính thức thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Đà Nẵng”, https://nld.com.vn/thoi-su/ong-nguyen-ba-canh-chinh-thuc-thoi-lam-nhiem-vu-dai-bieu-hdnd-tp-da-nang-
Như vậy, dù Hiến pháp năm 2013 và các văn bản luật đã nêu rằng đại biểu dân cử sẽ bị bãi nhiệm “khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”, thế nhưng thực tế khi xuất hiện trường hợp đại biểu dân cử sai phạm, đánh mất đi niềm tin và uy tín, thậm chí là gây rất nhiều bức xúc trong nhân dân, cách thức xử lý đối với những đại biểu này lại có thể khác nhau chứ không phải bị bãi nhiệm như quy định. Có những đại biểu vốn xứng đáng bị đưa ra để cử tri hoặc cơ quan dân cử bãi nhiệm nhưng cuối cùng lại được cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu dân cử một