Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận:

“Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước” (Khoản 1 Điều 79). Với tư cách là một bộ phận cấu thành nên cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, đại biểu Quốc hội chính là cầu nối, kết chặt mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước ở trung ương với nhân dân không chỉ ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn với nhân dân trên cả nước. Do đó, bên cạnh những quyền lợi của mình, các đại biểu Quốc hội phải chịu sự giám sát của nhân dân địa phương và nhân dân cả nước, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi nhiệm thu hồi lại tư cách đại biểu Quốc hội trước khi kết thúc nhiệm kỳ dù là một đại biểu của nhân dân ở cấp độ quốc gia.

Có thể thấy, đây là điểm khác biệt giữa đại biểu Quốc hội nước ta với những nghị sĩ ở các nước thực hiện theo phương thức ủy quyền tự do (free mandate) giữa cử tri và đại biểu dân cử. Theo đó, các học giả ủng hộ chế độ đại nghị cho rằng, nghị sĩ cũng là người đại diện cho cử tri bầu ra họ và còn là đại diện cho toàn thể dân tộc, tuy nhiên họ không bị ràng buộc bởi bất kỳ một sự chỉ đạo nào, dù là từ cử tri, đảng chính trị của mình. Các nghị sĩ sau khi nhận được sự ủy quyền từ cử tri thì chỉ hoạt động theo pháp luật và theo sự nhận thức của mình để thông qua những quyết định31

. Do đó, Hiến pháp và luật các nước thực hiện theo phương thức ủy quyền tự do đều có quy định đảm bảo rằng các nghị sĩ sẽ không bị truất quyền đại biểu bởi chế định bãi nhiệm mà chỉ có thể bị truất quyền đại diện bởi Nghị viện (Quốc hội) khi phạm phải những trọng tội. Chẳng hạn, Hiến pháp Thụy Điển không cho phép bất kỳ ai có quyền bãi nhiệm đại biểu là thành viên của Nghị viện trừ bản thân Nghị viện. Hình thức thể hiện sự chấp thuận của Nghị viện là một nghị quyết mà ở đó có sự đồng thuận của không ít hơn năm phần sáu tổng số nghị sĩ có mặt.32 Hay Hiến pháp Cộng hòa Pháp quy định: “Mọi sự áp đặt đối với Nghị sĩ đều vô hiệu. Quyền bỏ phiếu biểu quyết của thành viên Nghị viện là quyền mang tính cá nhân”. Hiến pháp Mỹ thì quy định: “Về bất cứ

30

Josep Maria Castella Andreu, Monique Jametti, Tanja Karakamisheva-Jovanovska (2019), Report on the recall of mayors and local elected representatives, European Commission for Democracy through Law, tr.7.

31

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), tlđd(3), tr.17 – tr.18.

32 Nguyễn Sĩ Dũng, “Tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới”, tr.185.

bài phát biểu hay tranh luật nào trong cả Thượng viện và Hạ viện thì các Nghị sĩ cũng sẽ không bị chất vấn ở bất cứ nơi nào khác”33

.

Trong khi đó, V.I.Lênin cho rằng, “Mọi cơ quan được bầu ra … đều có thể coi là có tính chất dân chủ chân chính và đại biểu thực sự cho ý chí của nhân dân khi nào quyền bãi miễn của cử tri đối với người trúng cử được thừa nhận và áp dụng ... Nguyên tắc cơ bản đó … cũng phải được áp dụng đối với Quốc hội lập hiến … Từ chối cơ bản không áp dụng quyền bãi miễn, trì hoãn thi hành quyền đó, hạn chế nó thì như thế tức là phản lại dân chủ”34. Đây được gọi là phương thức ủy quyền mệnh lệnh (imperative mandate) giữa cử tri và đại biểu dân cử và tồn tại phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp và pháp luật của các quốc gia này đều quy định ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm đại diện cho cử tri của những người đại biểu. Ngoài việc là người đại diện cho cử tri, đại biểu còn có nghĩa vụ trong việc báo cáo với những cử tri đã bầu ra mình về những hoạt động của bản thân cũng như các hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp. Cử tri có thể tước bỏ tư cách đại biểu của các đại biểu nếu họ phản bội lại lợi ích của nhân dân, không thực hiện theo đúng các ý kiến, yêu cầu của cử tri.35

Theo V.I.Lênin, có như vậy thì chế độ dân chủ đại diện mới thực sự dân chủ và cơ quan đại diện mới thực sự đại diện cho ý chí của nhân dân. Chẳng hạn Hiến pháp Cuba lấy từ “nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa” quy định: “Những người được bầu phải chịu trách nhiệm về công việc của họ và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào”36

. Chính vì vậy, là một đại biểu Quốc hội trong “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, với nền tảng tư tưởng về tổ chức, vận hành của bộ máy nhà nước và quản lý xã hội là chủ nghĩa Mác Lênin37, các đại biểu Quốc hội ở nước ta không chỉ là người đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân mà còn phải chịu trách nhiệm trước cử tri và nhân dân trong quá trình hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động, nếu đại biểu Quốc hội không đáp ứng được kỳ vọng, không xứng đáng với niềm tin, sự tín nhiệm của nhân dân, đại biểu Quốc hội sẽ bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm.

33

Nguyễn Mạnh Tuấn, “Bàn về các hình thức dân chủ và việc mở rộng dân chủ ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ ở sở trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014,tr.129.

34 Tào Thị Quyên, “Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ ở sở trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014,tr.97.

35

Nguyễn Sĩ Dũng, “Tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới”, tr.185.

https://thuvien.quochoi.vn/vi/chuc-va-hoat-dong-cua-nghi-vien-cac-nuoc-tren-gioi (10/7/2021).

36 Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (2014), tlđd(5), tr.119.

Hiện nay, những nội dung về bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định chủ yếu trong các văn bản sau: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 và Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)