Căn cứ bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

Chế định bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Điều 7 với nội dung như sau: “Đại biểu Quốc hội … bị cử tri hoặc Quốc hội … bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”. Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản nhất, là sự kế thừa xứng đáng các bản Hiến pháp trước đó của nước ta về chế định bãi nhiệm đại biểu dân cử. Căn cứ được đưa ra để bãi nhiệm một đại biểu Quốc hội luôn có sự nhất quán qua các bản Hiến pháp, ngoại trừ Hiến pháp năm 1946. Theo Hiến pháp năm 1946, Nghị viện phải xem xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi có một số lượng cử tri nhất định yêu cầu38

. Có thể thấy, đây là một quy định tương tự như thông lệ phổ biến ở các quốc gia khi một cuộc bãi nhiệm được khởi xướng bởi cử tri. Tuy Hiến pháp năm 1946 không nêu cụ thể về lý do để cử tri có thể yêu cầu bãi nhiệm một nghị viên nhưng theo tác giả, có thể lý giải rằng “Nghị viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân”39, nhân dân chính là chủ thể thực sự nắm giữ quyền lực nhà nước và nghị viên chỉ là đại diện thực hiện quyền lực này. Do đó, chỉ cần niềm tin trong nhân dân đối với nghị viên đó không còn, kể cả khi không sai phạm thì nghị viên cũng sẽ có thể bị bãi miễn. Trong khi đó, các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và hiện nay là Hiến pháp 2013, lý do được đưa ra để bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đều có sự đồng nhất, đó chính là khi: đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Khoản 1 Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định: “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”. Có thể thấy, quy định này gần như là sự lặp lại Hiến pháp năm 2013. Khi một cuộc bầu cử diễn ra, cử tri luôn cố gắng chọn ra những đại biểu thực sự đủ phẩm chất đạo đức, năng

38

Điều 41 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó”.

39

lực, bản lĩnh, tâm huyết, luôn hành động theo ý chí, nguyện vọng và sẵn sàng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người đại biểu cũng đáp ứng được mong đợi của cử tri. Cử tri đôi khi cũng có sự sai lầm, chọn nhầm những người thiếu đức, thiếu tài, không giữ được sự gắn kết với cử tri và nhân dân hay trong nhiệm kỳ đó, “người được chọn”

đã có những hành vi sai phạm về đạo đức, pháp luật,... dẫn đến không còn xứng đáng với vị trí là người đại diện cho nhân dân. Vì vậy, khi cử tri nhận thấy đại biểu Quốc hội “không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”, đại biểu Quốc hội đó sẽ bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm. Cử tri được xác định ở đây là công dân đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015.

Một điểm cần lưu ý trong vấn đề này đó là khi “không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”, thì “Nhân dân” trong cụm từ trên là nhân dân trong phạm vi địa phương hay nhân dân cả nước. Theo tác giả, đại biểu Quốc hội là

“người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”40, do đó, nên nhất thiết là phải có sự tín nhiệm của cả hai. Nói cách khác, nếu đại biểu Quốc hội không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân địa phương, hoặc không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân cả nước, hoặc cả hai thì đều có thể bị đưa ra bãi nhiệm.

Một phần của tài liệu Bãi nhiệm đại biểu dân cử theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)