Kiểm định sự khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT – long an (Trang 52 - 55)

Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của các tổng thể con: sự khác nhau về mức độ gắn bó của nhân viên với tổ chức được chia theo nhóm giới tính, nhóm tuổi. Phương pháp kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-Test) được sử dụng để kiểm định

sự bằng nhau về mức độ gắn bó với tổ chức giữa nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ. Phương pháp kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định sự bằng nhau về gắn bó với tổ chức giữa các tổng thể con chia theo nhóm tuổi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất và quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng và mã hóa thang đo, phương pháp xử lý dữ liệu.

Với phương pháp nghiên cứu, tác giả thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo cho phù hợp. Trong nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đối tượng khảo sát là nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An, với số lượng mẫu là 250 người và được khảo sát thông qua hình thức trả lời vào bảng câu hỏi. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 theo quy trình: mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và cuối cùng là kiểm định sự khác nhau về động lực làm việc theo từng đặc điểm cá nhân.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT – long an (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)