3.1.2.1. Đặc điểm công việc
Bản chất, đặc điểm công việc, tính hấp dẫn hay nhàm chán của công việc, sự đa dạng hay đơn điệu của công việc đều ảnh hưởng tới động lực của nhân viên. Nhân viên chỉ hoàn thành tốt công việc khi họ cảm nhận rằng có sự hứng thú trong
Chính sách phúc lợi
Tiền lương
ôi trường điều kiện làm việc
Cơ hội thăng tiến Đào tạo và phát triển
Đặc điểm công việc
Động lực làm việc
Quan hệ trong công việc H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7
công việc, sự hứng thú trong lao động chỉ đạt được khi mỗi cá nhân được bố trí công việc phù hợp với khả năng sở trường của mình, được hưởng những quyền lợi xứng đáng khi hoàn thành tốt các công việc được giao. Khi nhân viên càng quen với những nhiệm vụ của công việc thì tính nhàm chán càng cao và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm động lực trong lao động. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Anh (2011) và Re’ em (2010) đã chỉ ra yếu tố đặc điểm công việc có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Dựa trên cơ sở này tác giả đề xuất giả thuyết.
Giả thuyết H1: Đặc điểm công việc có ảnh hưởng tích cực (+) đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.
3.1.2.2. Chính sách Tiền lương
Là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho nhân viên theo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhất định trên cơ sở thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động. Số tiền này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc, trình độ hay kinh nghiệm làm việc... Trong quá trình lao động. Nhưng cái mà nhân viên các loại hàng hoá dịch vụ cần thiết mua được từ số tiền đó. chính là tiền lương thực tế. Tiền lương phản ánh đóng góp nhiều cho xã hội và càng thể hiện giá trị xã hội trong cuộc sống của nhân viên. Do vậy tiền lương thoả đáng sẽ là động lực để nhân viên làm việc hiệu quả và đạt năng suất lao động cao. Các nghiên cứu của Lê Thị Luyến (2012). Nguyễn Cao Anh (2011). Trần Thị Thu Trang (2013), Buelens & Van den Broeck (2007) và hảu hết các nghiên cứu về động lực làm việc đều chỉ ra rằng tiền lương có ảnh hướng đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy giả thuyết H2 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H2: Tiền lương có ảnh hưởng tích cực (+) đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.
3.1.2.3. Chính sách khen thưởng và phúc lợi
Tiền thưởng: Là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho nhân viên trong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện của bên sử dụng lao động. Nếu tiền thưởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của nhân viên, gắn với hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêu dùng trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là công cụ để
người sử dụng lao động kích thích sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của nhân viên.
Ngoài tiền lương, tiền thưởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các bổ trợ về cuộc sống cho nhân viên. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy chính sách khen thưởng phúc lợi có ảnh hưởng đến động lực của nhân viên như nghiên cứu của tác giả Re'em (2010), Denibutun (2012), Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014), Lê Thị Luyến (2012). Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H3: Chính sách khen thưởng và phúc lợi có ảnh hưởng tích cực (+) đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.
3.1.2.4. Cơ hội thăng tiến
Khi đã được tổ chức ghi nhận thành tích, nhân viên thường có xu hướng mong muốn có cơ hội được thăng chức, phát triển, hoàn thiện bản thân hơn nữa. Đối với bất kỳ nhân viên nào, sự phát triển nghề nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, nó chứng minh năng lực, trình độ của mình trong tổ chức. Có được cơ hội thăng tiến sau những đóng góp, cống hiến không biết mệt mỏi cho tổ chức vừa là mong muốn cũng là động lực rất lớn thôi thúc nhân viên làm việc hăng say hơn nữa. Thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên bằng sự thăng tiến hợp lý được các nhà quản trị thực hiện bằng cách vạch ra những nấc thang, vị trí kế tiếp cho họ phần đầu; đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để nhân viên biết và phấn đấu; xét các tiêu chuẩn, điều kiện để đưa vào quy hoạch dự nguồn, xem xét đến việc bổ nhiệm thăng chức, thăng hạng, nâng ngạch, nâng bậc. Nghiên cứu của Phạm Cường Quốc (2013) và Lê Thị Luyến (2012) đã chỉ ra yếu tố này là một trong những yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H4: Cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng tích cực (+) đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.
Trang thiết bị nơi làm việc, bố trí nơi lâm việc, tổ chức nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc... đều có ảnh hướng rất lớn tới tâm sinh lý, tình cảm, thái độ, sự phát huy khả năng sáng kiến của nhân viên... Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường sản xuất nhất định, mỗi môi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến nhân viên, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, tổng hợp các nhân tố ấy tạo nên điều kiện lao động. Các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện không thuận lợi cho con người trong quá trình lao động, cụ thể là cường độ chiếu sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của nhân viên, giảm khả năng lao động. Hoặc nơi làm việc có môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân viên. Mặt khác, làm cho nhân viên có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động. Nghiên cứu của tác giả Re`em (2010) và Phạm Cường Quốc (2013) cũng chỉ ra rằng yếu tố này có ảnh hướng đến động lực làm việc, nên đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H5: Điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực (+) đến động lực làm việc của của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.
3.1.2.6. Đào tạo và phát triển
Theo Trần Kim Dung (2011) đào tạo và phát triển là chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết. Cơ hội đào tạo thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt nhiều thành tích hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Đào tạo: là những hoạt động nhằm nâng cao học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho nhân viên.
Phát triển: là hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên có trình độ chuyên môn và quản lý cao hơn để đáp ứng yêu cầu của tô chức.
Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Luyến (2012) và Trần Thị Thu Trang (2013) cho thấy yếu tố này có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, vì vậy đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H6: Đào đạo và phát triển có ảnh hưởng tích cực (+) đến động lực làm việc của của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.
3.1.2.7. Quan hệ trong công việc
Tập thể lao động là nhóm người mà tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan cả tác động qua lại lẫn nhau, Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với lao động, với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hướng tới năng suất lao động và hiệu quả làm việc. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Anh (2011) và Trần Thị Thu Trang (2013) đã chỉ ra đây là một trong những yếu tố có tác động đến động lực làm việc của nhân viên, vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H7: Quan hệ trong công việc có ảnh hưởng tích cực (+) đến động lực làm việc của của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.