Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình như sau:
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứ định tính
3.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm, n = 09) - Bổ sung, điều chỉnh thang đo nháp 1
Nghiên cứu định lượng
- Kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha)
- Phân tích nhân tố (EFA), tương quan, hồi quy, các kiểm định T-test, ANOVA - Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình
Phỏng vấn nghiên cứu định lượng
tiến hành khảo sát mẫu định lượng cho nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu
Thực hiện thảo luận nhóm để xác định các yếu tố thành phần thuộc công tác thi đua - khen thưởng ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An một cách phù hợp, đồng thời thẩm định lại các phát biểu trong bảng câu hỏi cũng như bổ sung hiệu chỉnh thang đo. Nghiên cứu định tính được thực hiện với quản lý tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. Mẫu nghiên cứu định tính thực hiện phỏng vấn nhóm với số mẫu 9 người là các cán bộ quản lý phòng ban có liên quan tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.
Dựa vào các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả xây dựng thang đo như sau:
Bảng 3.1. Kết quả thang đo sử dụng cho luận văn
Mã hóa Nội dung Nguồn
thang đo YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC
DD1 Công việc của anh/chị phù hợp với kiến thức chuyên môn
Lê Thị Luyến (2012)
DD2 Công việc đòi hỏi anh/chị phải học hỏi và cập nhật kiến
thức
DD3 Anh/chị hài lòng về công việc của mình
DD4 Luôn có sự tương tác trong công việc để hoàn thành
YẾU TỐ CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI
PL1 TTKD VNPT - Long An có những chính sách chăm sóc
sức khỏe lâu dài cho nhân viên
Lê Thị Luyến (2012)
PL2 TTKD VNPT - Long An có những khoản phụ cấp rất hấp
dẫn
PL3 Tổng lợi ích anh/chị nhận được từ TTKD VNPT - Long
An là tối ưu
PL4 TTKD VNPT - Long An tổ chức cho nhân viên nghỉ
dưỡng và du lịch thường xuyên
YẾU TỐ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
TL1 Tiền lương là tương xứng với năng lực và đóng góp
Lê Thị Luyến (2012)
TL2 Anh/chị nhận được những phần thưởng xứng đáng từ
công việc
TL3 Lương thưởng trợ cấp của TTKD VNPT - Long An được phân phối công bằng
TL4 Các khoản phụ cấp của TTKD VNPT - Long An là hợp
lý
MT1 Anh/chị hài lòng với văn hóa làm việc của tổ chức của
mình
Phạm Quốc Cường (2013)
MT2 TTKD VNPT – Long An cung cấp điều kiện làm việc an
toàn, lành mạnh
MT3 Anh/chị cảm thấy TTKD VNPT - Long An là nơi tốt để
làm việc
MT4 Công cụ làm việc được TTKD VNPT - Long An hỗ trợ
tối đa
YẾU TỐ CƠ HỘI THĂNG TIẾN
CH1 TTKD VNPT - Long An đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực hiện tốt công việc
Phạm Quốc Cường (2013)
CH2 TTKD VNPT - Long An tạo điều kiện học tập và nâng
cao kiến thức, kỹ năng cần thiết
CH3 TTKD VNPT - Long An tạo nhiều cơ hội thăng tiến
CH4 Chính sách thăng tiến của TTKD VNPT - Long An là công bằng
YẾU TỐ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN
DT1 Công việc của anh/chị mang đến tiềm năng phát triển
nghề nghiệp
Lê Thị Luyến (2012)
DT2 TTKD VNPT - Long An có những chính sách nhằm phát
triển nhân viên
DT3 TTKD VNPT - Long An cung cấp nhiều kỹ năng quan
trọng cho anh/chị
DT4 Anh/chị được học tập những kỹ năng, kiến thức cần thiết
YẾU TỐ QUAN HỆ TRONG CÔNG VIỆC
QH1 Anh/chị có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Lê Thị Luyến (2012)
QH2 Anh/chị nhận được hỗ trợ từ các đồng nghiệp QH3 Các đồng nghiệp hỗ trợ tối đa trong công việc
QH4 Làm việc theo nhóm và hợp tác được TTKD VNPT -
Long An khuyến khích
YẾU TỐ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
DL1 Anh/chị cảm thấy công việc phù hợp với năng lực
Lê Thị Luyến (2012)
DL2 Anh/chị thực hiện công việc đến khi nào không còn khả năng
DL3 Công ty là nơi lý tưởng để anh/chị làm việc
DL4 Công ty tạo điều kiện để anh/chị đồng hành
DL5 Anh/chị luôn muốn cống hiến hết mình cho công ty
3.3.2. Nghiên cứ địn lượng
Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính để có được mô hình nghiên cứu đề xuất ứng dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức và thang đo hoàn chỉnh nhằm sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: không ý kiến; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý) để thiết kế bảng câu hỏi chính trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu còn có một vài câu hỏi nhằm khai thác thông tin nhân khẩu học.
Toàn bộ dữ liệu thu hồi sẽ được nhập liệu bằng Excel và tiến hành xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 26.0. Các công cụ thực hiện phân tích bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo (hệ số cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại), kiểm tra thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm tra các giá trị nội dung và giá trị hội tụ xem các biến quan sát có thực sự hội tụ tốt trên nhân tố mà nó đo lường hay không. Sau khi kiểm định thang đo thông qua kỹ thuật phân tích EFA và Cronbach Alpha tiến hành dùng kỹ thuật hồi quy bội nhằm lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố thành phần lên động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó xem xét kiểm định xem các yếu tố nào thực sự tác động có ý nghĩa lên động lực làm việc và dùng kỹ thuật thống kê mô tả tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm đồng ý của các vấn đề thuộc các yếu tố thành phần có tác động lên động lực làm việc. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy bội và phương pháp thống kê mô tả nhằm hướng tới những giải pháp tập trung vào các yếu tố có tác động đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên để cải thiện động lực làm việc của cán bộ, nhân viên.
Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Trong giai đoạn này, luận văn sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát. Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An và các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Họ là những người thường xuyên quản lý, thực hiện các hoạt
động quản lý nhân sự nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức quan trọng.
Các thang đo ban đầu được xây dựng dựa vào các nghiên cứu trước đây. Cụ thể, để đo lường các khái niệm có trong mô hình, tác giả sử dụng các thang đo như sau: Các biến quan sát của các khái niệm sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 điểm (Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Không ý kiến, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý). Riêng những biến phân loại đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi... sử dụng thang đo định danh, thang đo tỷ lệ.
Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng thảo luận nhóm theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn.
Thông tin về các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.