9. Kết cấu luận văn:
3.1 Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt
thƣơng Việt Nam và mục tiêu huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An.
3.1.1 Định hướng và mục tiêu chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam:
Tầm nhìn 2020, Vietcombank xác định trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Ở giai đoạn tiếp theo sau năm 2020, Vietcombank định hướng tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng số 1 tại Việt Nam và từng bước nâng cao vị thế trong khu vực.
Với phương trâm hành động “Chuyển đổi – Hiệu quả - Bến vững”, quan
điểm chỉ đạo điều hành “Đổi mới – Kỷ cƣơng – Trách nhiệm” tập trung vào các
định hướng sau:
- Hướng trọng tâm kinh doanh vào 3 trụ cột: Bán lẻ, Đầu tư và kinh doanh vốn, Dịch vụ.
- Thực hiện nguyên tắc “Mua buôn – bán lẻ”, trong đó:
+ Nguồn vốn: Chú trọng tăng trưởng vốn bán buôn (giá trị lớn, chi phí huy động vốn thấp);
+ Tín dụng: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tập trung cho vay vào các lĩnh vực rủi ro thấp, có lãi suất cao.
- Định hướng tăng trưởng và cơ cấu:
+ Tiếp tục rút giảm dư nợ đối với các doanh nghệp nhà nước có tình hình tài chính suy giảm; khoản vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo thấp; khoản vay có lãi suất thấp và hiệu quả không cao…;
+ Chú trọng tăng trưởng tín dụng ngắn hạn.
- Thực hiện mục tiêu giữ và gia tăng thị phần: Thanh toán quốc tế - Tài trợ thương mại; Mua bán ngoại tệ; Thẻ; Dịch vụ ngân hàng điện tử.
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong thời gian tới: Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong thời gian tới:
Long An hiện có 1 thành phố (Tân An), 1 thị xã ( Kiến Tường), và 11 huyện ( Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng). Ngoài các huyện như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Châu Thành, Đức Huệ chủ yếu tập trung phát triển nông nghiệp thì hầu hết ở các huyện, thị xã, thành phố còn lại, đất dùng để canh tác nông nghiệp cũng không ít bên cạnh các hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Việc đi trước, đón đầu, liên hệ với các cơ quan chức năng, đoàn thể để theo kịp với tốc độ phát triển của quy hoạch tổng thể trên địa bàn Tỉnh là điều cấp thiết nhất hiện nay.
Chi nhánh cần triển khai đến các phòng giao dịch trực thuộc các kế hoạch cụ thể về cách thức tìm kiếm, trong từng khoảng thời gian cụ thể. Môi trường làm việc mang tính chủ động, sáng tạo, tránh bệnh lề mề, ỷ lại, bị động chờ khách hàng tìm đến với ngân hàng.
Muốn như vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm huy động vốn khách hàng cá nhân thông qua các kênh truyền thông, gọi điện thoại giới thiệu trực tiếp các sản phẩm huy động vốn đến với khách hàng hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bởi còn rất nhiều bà con còn chưa biết đến các sản phẩm huy động vốn này khi mà họ không có điều kiện tiếp xúc với tivi hay radio hoặc thậm chí là điện thoại. Ở nhiều vùng, bà con sống ở tận các thôn cùng, ngỏ tận, nhìn ra thì chỉ có đồng ruộng xanh bao la hoặc những ao rộng nuôi trồng thủy sản bát ngát, đường sá nhỏ hẹp, chưa bê tông hóa, di chuyển khó khăn... vì vậy việc tìm đến tận nhà giới thiệu cho từng hộ gia đình là điều rất cần thiết.
Và ở mỗi lần đi tiếp xúc với bà con, nên đi thành từng nhóm nhỏ từ 3-5 người, với đồng phục, tờ rơi, hồ sơ vay...cần được chuẩn bị kĩ càng, cho thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tình từ Vietcombank. Cần phân vùng các khu vực sẽ đến tiếp xúc với bà con để chuẩn bị các gói sản phẩm thích hợp. Và nên dùng thái độ tận tình, chuyên nghiệp, gần gũi để tiếp xúc với bà con.
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An. mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An.
3.2.1 Mở rộng hình thức huy động vốn thông qua tài khoản của các doanh nghiệp, cá nhân, tăng cường huy động vốn không kỳ hạn:
- Tiếp cận mở tài khoản chuyên thu với Kho bạc nhà nước, chi cục thuế từng địa phương nơi có phòng giao dịch để khai thác khách hàng nộp thuế thông qua tài khoản, tiếp cận mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi đối với Bảo hiểm xã hội trên địa bàn các phòng giao dịch;
- Tiếp cận với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn để huy động số dư không kỳ hạn cũng như trả lương qua tài khoản ATM đối với các tổ chức chi trả lương qua ngân sách, các doanh nghiệp trên địa bàn. Có chính sách ưu đãi phí dịch vụ cho các khách hàng lớn tại chi nhánh.
3.2.2 Chăm sóc tư vấn khách hàng thường xuyên:
Thành lập tổ tư vấn và tiếp thị khách hàng (có sự tham gia hỗ trợ của các thành viên từ các phòng, ban khác của chi nhánh) hoặc tại mỗi địa điểm kinh doanh: chuyên tìm kiếm và bán các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank, đặc biệt trong vận động tiền gửi tiết kiệm từ các dự án đền bù giải tỏa từ các hộ dân cư.
3.2.3 Mua sắm tài sản là trụ sở giao dịch để tạo niềm tin cho khách hàng: Khách hàng thích những chi nhánh, phòng giao dịch ở vị trí thuận lợi, đường Khách hàng thích những chi nhánh, phòng giao dịch ở vị trí thuận lợi, đường hai chiều và bãi đậu xe rộng rãi. Ngược lại, nếu phải đậu xe ở tầng hầm hoặc thiếu chỗ dừng/đỗ ô tô sẽ khá bất tiện. Thêm nữa, nếu vị trí ở đường có dải phân cách, nằm bên trái phố một chiều cũng là điểm bất lợi.
Không gian giao dịch cần có diện tích rộng rãi và được bài trí hiện đại, chiều ngang mặt phố tốt nhất từ 6m trở lên được phân luồng hợp lý. Quầy giao dịch nên có thiết kế thấp ngang người ngồi tạo cảm giác gần gũi. Bàn và ghế chờ lớn bọc nệm thoải mái kèm với dịch vụ wifi miễn phí là những thứ khách hàng ưa thích.
Nói chung, cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên nếu chi nhánh, phòng giao dịch được xây dựng hoành tráng và đó là tài sản của ngân hàng (không phải đi thuê mặt bằng) thường tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền tiết kiệm.
3.2.4 Tăng thời gian làm việc để phục vụ khách hàng:
Thời gian giao dịch tại trụ sở Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần gồm buổi sáng: 7h30 - 11h30, buổi chiều: 13h00 - 14h30, các phòng giao dịch buổi sáng: 8h – 11h30, buổi chiều: 13h00 – 14h00, với thời gian làm việc như trên vô hình dung Vietcombank Long An đã loại bỏ một số khách hàng đến giao dịch tiền mặt, thanh toán chuyển tiền hoặc gửi tiết kiệm sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định. Do đó cần có quy định thời gian giao dịch linh hoạt hơn hoặc tăng thời gian giao dịch cho các điểm giao dịch nhằm phục vụ khách hàng.
3.2.5 Tăng cường tiếp thị, khuyến mãi, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng: Vietcombank Long An cần tiến hành phân khúc thị trường và khách hàng để Vietcombank Long An cần tiến hành phân khúc thị trường và khách hàng để xác định một cách hợp lý thị trường và khách hàng mục tiêu để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Để thành công trong các thị trường khách hàng trọng yếu, ngân hàng cần đưa ra được các sản phẩm mới và phân phối các sản phẩm này thông qua các kênh khác nhau, đảm bảo các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường mục tiêu và dễ dàng tiếp cận các thị trường mục tiêu.
Xây dựng chiến lược dịch vụ hậu mãi, cùng với các cách thức xử lý khác nhau cho các mảng khách hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong các mảng thị trường khách hàng là những cá nhân có thu nhập cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, cần đưa ra chiến lược maketing phù hợp để quảng cáo, giới thiệu và mở rộng các dịch vụ ngân hàng đến tất cả đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh.
3.2.6 Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn:
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ, quan trọng nhất là hoạt động huy động vốn, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời sai sót, đảm bảo kinh doanh an toàn, đúng pháp luật và đạt hiệu quả.
3.3 Một số kiến nghị.
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An: Long An:
- Trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách triển khai thu hút lại nguồn huy động USD để tăng nguồn vốn huy động, tăng nguồn lực để phục vụ cho nền kinh tế;
- Tăng cường hơn thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng huy động vượt trần lãi suất thông qua các hình chi ngoài lãi, tặng phiếu mua hàng... để tạo sự công bằng trong quá trình huy động vốn đối với các tổ chức tín dụng.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: Nam:
- Xây dựng chiến lược maketing riêng cho từng sản phẩm dịch vụ như: thẻ, dịch vụ kiều hối, tiền gửi... với các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ khách hàng tại các chi nhánh.
- Các chương trình khuyến mãi trong các dịp lễ tết cần được duy trì và tổ chức thường xuyên hơn.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn cho cán bộ của toàn hệ thống để có thể nâng cao hơn nữa các nghiệp vụ của cán bộ.
- Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, kịp thời tới các cán bộ nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để động viên, khuyến khích các cán bộ trong công việc.
KẾT LUẬN.
Huy động vốn là một mảng hoạt động dịch vụ cơ bản và quan trọng tại tất cả các ngân hàng. Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, dù mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm đều phải tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ này. Nhất là đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, khi trình độ và khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn hạn chế, thì nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ hoạt động huy động tiền gửi để cho vay.
Qua nghiên cứu đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An”, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:
Luận văn đã khái quát các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại, tìm hiểu và phân tích về vốn và các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An, đưa ra các kết quả đạt được và chỉ rõ những mặt hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của hạn chế đó; trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và mục tiêu huy động vốn, đã đề xuất một hệ thống giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Hoàn thành bản luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào thực tế cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu thực tiễn có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của qúy Thầy, Cô giáo, cán bộ quản lý, bạn bè, đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài tốt hơn.
Luận văn này bám sát mục tiêu nghiên cứu và cố gắng hoàn thành các yêu cầu đặt ra. Tuy rằng tác giả đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, được sự hướng dẫn của Thầy, Cô, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An, sự góp ý của các những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngân hàng, bằng thực tiễn công tác trong thời
gian qua và sự nổ lực của bản thân để hoàn thành bản luận văn này. Nhưng do thời gian, tính phức tạp của đề tài và khả năng còn hạn chế nên bản luận văn này còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được sự chỉ bảo, thông cảm của các thầy cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An và các bạn đồng nghiệp để tác giả có những nhận thức chính xác, phù hợp với đề tài này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Tài chính Quản trị của trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã đào tạo tác giả trong khóa học này, truyền thụ cho tác giả những kiến thức quý giá và truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đoàn Thị Hồng, TS. Nguyễn Kim Thài, người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành bản luận văn này.
60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm;
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016) Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;
3. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2014) Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;
4. TS. Đoàn Thị Hồng (2017) Tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An;
5. PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương (2013) Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;
6. Quốc Hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi”, số 06/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
7.
năm 2010;
8. Quyết định số 711/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 30/12/2011 của Hội đồng quản trị Vietcombank về việc Ban hành Quy chế tiền gửi Tiết kiệm;
9. Quyết định số 561/QĐ-VCB.CSBL ngày 09/7/2014 của Tổng Giám đốc Vietcombank về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế tiền gửi tiết kiệm.
10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015-2018 của Vietcombank Chi nhánh Long An;