8. Kết cấu khóa luận
1.5.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Sứ mệnh lịch sử: Sứ mệnh lịch sử, các giá trị cốt lõi là kim chỉ nam hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vì thế sứ mệnh lịch sử ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
Mục tiêu doanh nghiệp: Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công cũng phải có mục tiêu nhất định. Căn cứ vào mục tiêu, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và chương trình hành động. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cũng được xây dựng trên cơ sở các loại kế hoạch hoạt động đó của doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp.
Ngân sách đào tạo nguồn nhân lực: Ngân sách là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Nếu nguồn tài chính của doanh nghiệp eo hẹp thì kinh phí cấp cho đào tạo nguồn nhân lực gặp khó khăn, nhất là công tác đào tạo của doanh nghiệp bị hạn chế thể hiện việc cử người lao động tham gia các lớp đào tạo từ bên ngoài có thời gian đào tạo dài bị hạn chế mà chỉ tập trung đào tạo bên trong doanh nghiệp bổ sung những thiếu hụt về kiến thức
chuyên môn và kỹ năng làm việc đáp ứng cho công việc hiện tại, trong khi đó việc nâng cao trình độ, đổi mới tư duy làm việc cho tương lai thì lại phụ thuộc rất lớn vào các lớp đào tạo dài hạn.
Quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo: Nếu lãnh đạo trong doanh nghiệp quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực như: giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, chỉ đạo sát sao thực hiện tổ chức các chương trình đào tạo, quyết sách đổi mới các chính sách tạo động lực, thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình đào tạo một cách chặt chẽ gây sức ép người lao động học tập, nghiên cứu nghiêm túc…thì công tác đào tạo nguồn nhân lực mới thực hiện hiệu quả.
Tầm nhìn của lãnh đạo: có thể hiểu như một hành động hay một sức mạnh mà người lãnh đạo phán đoán được rằng nó sẽ xảy ra trong tương laị Như vậy, người lãnh đạo có tầm nhìn sẽ dự đoán, dự báo được những thay đổi trong tương lai là cơ hội hay thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp, họ sẽ có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực vượt ra khỏi công việc hiện tại của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa của doanh nghiệp ảnh hưởng đào tạo nguồn nhân lực. Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động tác nghiệp, nó được coi là đúng đắn và được nhiều người thừa nhận để chia sẻ, phổ biến rộng rãi cho các thế hệ như một phương châm chuẩn mực về nhận thức, tư duỵ Doanh nghiệp không chỉ tạo ra môi trường làm việc tốt, mà còn tạo ra môi trường sống tối ưu cho người lao động, đó chính là văn hóa nhân văn của doanh nghiệp.
Nhân tố công nghệ thiết bị: Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào công nghệ thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới để có thể đáp ứng được với sự thay đổi đó. Sự thay đổi về quy trình công nghệ của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của công tỵ Đặc biệt là đối với doanh nghiệp có tính chất đặc thù là hoạt động chuyên về lĩnh vực xây dựng thì các quy trình công nghệ rất phức tạp. Yêu cầu đặt ra là cần nâng cao chất lượng lao động để họ tiếp cận được công nghệ một cách tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năng lực bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Năng lực của các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực đào tạo cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đào tạo nguồn nhân lực trong DN. Những cán bộ chuyên trách phải là những người có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đảm nhận và
thực hiện hiệu quả nhất mọi khâu của công tác nàỵ Họ không chỉ có đủ trình độ chuyên môn mà còn phải có đầy đủ các kiến thức cần thiết khác (như: các kiến thức về khoa học xã hội hay hành vi cư xử) để phục vụ cho công việc của mình.
* Tiểu kết chương 1
Như vậy, ở chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trên các khía cạnh: một số khái niệm cơ bản; mục tiêu và vai trò đào tạo NNL; quy trình đào tạo NNL; nội dung và hình thức đào tạo NNL; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo NNL trong doanh nghiệp.
Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để nhìn nhận, phân tích đánh giá về thực tiễn đào tạo NNL trong các tổ chức, DN. Trên cơ sơ đó, đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực nói riêng, hiệu quả quản trị nguồn nhân lực nói chung.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH UNIVERSAL CANDLE VIỆT NAM