Vai trò của tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 25 - 27)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất của xã hội

Tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng to lớn đối với cả nền kinh tế. Trong nền kinh tế thường xuyên có sự không khớp về thời gian nhàn rỗi tiền giữa chủ thể thiếu vốn và chủ thể thừa vốn.

Bên cạnh đó không phải lúc nào những người đi vay cũng tìm được người có nhu cầu cho vay và những người cho vay không phải lúc nào cũng tìm được người sẵn

sàng vay vốn để cho người cho vay có thể thu lãi ở tương lai. Hoạt động tín dụng trực tiếp này cũng tốn rất nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro về người đi vay và cho vay.

Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, nhu cầu tiêu dùng tăng.

Thông qua hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách xã hội như:hộ nghèo, học sinh sinh viên… bằng quỹ xóa đói nghèo, quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên… nhằm giải quyết một phần khó khăn về vốn cho các đối tượng chính sách xã hội. Từ đó, trật tự xã hội được ổn định và như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước

Tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: Thông qua hoạt

động tín dụng còn thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán

không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưu thông hàng hóa phát triển. Mặt khác thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó kích thích sản xuất phát triển chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị xây dựng, mở rộng nhà xưởng.

Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, đã góp phần giảm tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lại tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Sự ổn định tiền tệ đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thi trường, điều đó làm thị trường ổn định và giá cả ổn định.

Tín dụng ngân hànglà động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ

cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tín dụng ngân hàng còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài thông qua các ngân hàng đại lý để phục vụ khách hàng quốc tế trong hoạt động thanh toán thẻ, cho vay các cá nhân và tổ

chức nước ngoài, là cầu nối cho việc giao lưu kinh tế và phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)