Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 68 - 69)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TÂN THNH, TNH LONG AN

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và mục tiêu thực hiện của Chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam

Trên hành trình cùng sự lớn mạnh của lĩnh vực được xác định là mặt trận hàng đầu, Agribank đảm trách những nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp - nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đạt được của nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế đất nước. Thông qua cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank góp sức cùng ngành ngân hàng thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, các chương trình tín dụng, tiên phong thực hiện tín dụng chính sách, qua đó giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn thể hiện trách nhiệm của một DN đối với cộng đồng, mỗi năm dành hơn 400 tỷ đồng để thực hiện hoạt động an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tài trợ giáo dục, y tế, giao thông nông thôn, quan tâm chia sẻ và hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn đối mặt và giảm thiểu thiệt hại thiên tai dịch bệch, biến đổi khí hậu, hướng về biển đảo quê hương…

Ra đời vì nông nghiệp, trưởng thành nhờ gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, trong nhiều năm liên tục, Agribank được bình chọn là “DN vì cộng đồng” và luôn tự hào là “Ngân hàng của bà con nông dân”. Thực tế cho thấy, trước đây Agribank là

ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ trong toàn ngành, tuy nhiên, sau khi các ngân hàng khác cổ phần hóa thì Agribank lại tụt xuống đứng hàng cuối trong 4 NHTM nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động, kết quả xếp hạng, khả năng huy động vốn từ các quỹ trong, ngoài nước và triển khai các hoạt động kinh doanh khác năng động, hiệu quả hơn. Trong thời gian chờ Chính phủ và NHNN phê duyệt, Agribank đã và đang tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án Chiến lược kinh doanh giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 với một số nhiệm vụ chủ yếu được xác định như sau:

- Một là, tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc; khẩn trương xử lý thu hồi các khoản nợ xấu đã được giải quyết trong các năm trước đặc biệt là các khoản nợ xấu của các DN, đảm bảo lành mạnh, công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Hai là, triển khai phương án kinh doanh, phương án nâng cao năng lực tài chính, phương án áp dụng tiêu chuẩn Basel II... Theo lộ trình được Chính phủ, NHNN phê duyệt, hướng tới mục tiêu xây dựng Agribank thành NHTM lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam cả về quy mô, khả năng tài chính, năng lực quản trị điều hành, hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững, có giá trị, uy tín và thương hiệu cao trên thị trường.

- Ba là, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ và năng suất lao động cao, ý thức tuân thủ pháp luật nghiêm túc, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

- Bốn là, thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng thực hiện phương án cổ phần hoá ngay sau khi được phê duyệt, trong đó có việc thuê tư vấn xác định giá trị DN và các thủ tục cần thiết khác. Việc minh bạch hoá, cung cấp các thông tin hoạt động, báo cáo tài chính... Được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm nhằm tăng cường niềm tin, thu hút các nhà đầu tư khi thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp với điều kiện thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)