Xây dựng và hoàn thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 37 - 39)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

1.4.4. Xây dựng và hoàn thiện quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng: là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Thông thường quy trình tín dụng bao gồm các bước:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn: Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. năng lực tài chính, khả năng sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)…

Bước 2: Phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: Tìm hiểu tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chính xác của những thông tin đã thu thập được từ phía

khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng: Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết

định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt,

hoặc từ chối cho vay với một khách hàng tốt. Cả hai sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ hai còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Bước 4: Giải ngân: Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ, nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bước 5: Giám sát tín dụng: Nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Trong quy trình tín dụng, phân tích và thẩm định cho vay là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình cho vay. NH tổ chức thẩm định về các mặt tài chính, phi tài chính, sự khả thi phương án SXKD của KH; phân tích các yếu tố vĩ mô, khả năng hiện tại của KH về sử dụng vốn cho vay, khả năng hoàn trả/ khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục đích xem xét khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảyra. Mặt khác, hai khâu này còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà KH cung cấp, từ đó nhận định thái độ trả nợ của KH làm cơ sở quyết định cho vay. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụngtrong NH.

Xây dựng quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện, đặc biệt quan trọng trong quản trị tín dụng đối với một ngân hàng thương mại, vì quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Mặt

khác, quy trình tín dụng là cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, là cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Tại Việt Nam hiện nay, quy trình tín dụng của mỗi hệ thống ngân hàng do Hội sở chính thiết lập, các chi nhánh và phòng giao dịch…là các đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng quy trình tín dụng đã được ban hành, định kỳ Hội sở sẽ rà soát, xem xét để chỉnh sửa hoặc bổ sung những nội dung chưa phù hợp (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)