Hạn chế và hướng ngiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 78 - 81)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

3.4. Hạn chế và hướng ngiên cứu tiếp theo

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu, thông tin và phân tích các báo cáo ở cơ quan nơi đang làm việc để đưa ra những giải pháp khả thi, nhưng lĩnh vực nghiên cứu đòi hỏi kiến thức sâu về lĩnh vực tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định, đây là hướng gợi mở cho những nghiên cứu trong tương lai. Đó là:

- Số liệu được sử dụng chỉ trong khoảng thời gian 2017 – 2019 là chưa đủ cơ sở vững chắc đánh giá đúng thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh;

- Cần tiến hành khảo sát nhằm đánh giá đúng, chính xác thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

KT LUN

Hoạt động cho vay tại Agribank Tân Thạnh là hoạt động tạo ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng chiếm trên 90% tổng thu nhập của Chi nhánh. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động này là rất lớn, có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Mặc dù, trong thời gian qua Agribank Tân Thạnh đã có những biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro tín dụng nên nợ xấu có xu hướng giảm (dưới 1%). Tuy nhiên, cũng không thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng phải tìm hiểu, đánh giá những rủi ro trong hoạt động cho vay để tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng.

Luận văn đã tập hợp những lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, đo lường các chỉ tiêu cho vay, các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Qua đó, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và các biện pháp đã được thực hiện tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ sở đó thấy được những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay và đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn để hoạt động cho vay của Agribank Tân Thạnh phát triển bền vững trong thời gian tới./.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[5]. Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2017 – 2019.

[6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 66/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Hội đồng thành viên về “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”, có hiệu lực đến ngày 14 tháng 03 năm 2017.

[7]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09 tháng 03 năm 2017 của Hội đồng thành viên về “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”.

[8]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định 766/QĐ- NHNo-KHDN, ngày 01/08/2014 ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.

[9]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020.

[10]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013: Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[11]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[12]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 08 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013TT- NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

[13]. Cam Minh Phương (2014), “Ứng Dụng Chuẩn Mực Basel II trong Quản Trị Rủi Ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi Nhánh Long An”.

[14]. Lương Thu Phương (2017), “Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân”.

[15]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[16]. Quốc hội (2018), “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam”, số 17/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018.

[17]. Quốc hội (2018), “Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”, số 42/2018/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2018.

[18]. Nguyễn Thị Thắm (2017), “ Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tiên Lãng, Đông Hải Phòng”

[19]. Nguyễn Minh Tiến (2012). Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Thống Kê.

Tiếng Anh

[19]. Basel Committee on Banking Supervision (2006), Sound credit risk Assessment and Valuation for Loans.

[20]. Basel 2000, Principles for the Management of Credit Risk. [21]. Joel Bessis, 2015, 4th Edition, Risk Management in Banking.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)