Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 76 - 77)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ch

nhánh tỉnh Long An

- Cần chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật thông tin, dự báo về xu hướng phát triển, cảnh báo các rủi ro về ngành nghề, cây trồng để giúp cho việc đưa ra những chính sách cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo trực tuyến nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tham dự các lớp tập trung, có thể tự nắm vững và nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ trên mạng internet. Hàng năm, tổ chức đánh giá và kiểm tra trình độ cán bộ, nhân viên theo từng mảng nghiệp vụ kết hợp với kiến thức bổ trợ, đặc biệt là CBTD để phân loại, sắp xếp phù hợp.

- Triển khai dự án hoàn hiện hệ thống quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng cho vay nội bộ để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với KH. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo đề cương, định kỳ hàng năm, Agribank Long An cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các nơi có biểu hiện bất thường.

- Agribank Long An nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ nhận thức, nghiệp vụ, tác phong trong giao dịch, thái độ và trách nhiệm, các khóa học về phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp…..Cần có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm để gửi các Chi nhánh, từ đó có sự sắp xếp và đăng ký danh sách cho học viên.

- Đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn đề nghị Agribank Long An cần có một

cơ chế riêng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, địa phương của từng vùng miền, như khuyến khích các Chi nhánh Loại 3 nào tập trung tăng trưởng dư nợ trong cho vay nông nghiệp, nông thôn thì sẽ ưu tiên tính lãi hòa vốn thấp hơn quy định hoặc khuyến khích về tài chính gì đó.

- Xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm. Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau. Do vậy nếu sử dụng hệ thống quản lý chung sẽ không hiệu quả.

- Định hướng cụ thể cho chi nhánh trong việc quản lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II:

Một là, thiết lập một môi trường rủi ro tín dụng thích hợp: Để phát triển hiệu quả, đơn vị ngân hàng phải khẩn trương xây dựng bổ sung nội dung liên quan đến rủi ro tín dụng trong chiến lược phát triển lâu dài của đơn vị và định kỳ xây dựng các chính sách về RRTD trong quá trình hoạt động.

Hai là, cấp tín dụng lành mạnh: Quy trình tín dụng tại Agribank cần thiết phải được nghiên cứu tiết giảm thủ tục giấy tờ đối với những khoản vay nhỏ lẻ, khoản vay

đáp ứng được các tiêu chí đơn vị ngân hàng đã quy định, tránh cào bằng tín dụng,

tránh áp dụng quy trình quy định như nhau đối với tất cả các khách hàng. Làm được những điều này đòi hỏi đơn vị ngân hàng phải thực hiện yêu cầu điển hình.

Ba là, hệ thống quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng: Xây dựng cơ chế quản lý khách hàng tập trung: thực hiện thành công sẽ giúp Agribank trong việc nắm bắt thông tin khách hàng kịp thời, cập nhật, toàn diện, công khai toàn hệ thống để quản lý chung nhưng từng chi nhánh riêng biệt vẫn có thể nắm đặc điểm tình hình giao dịch từng khách hàng. Muốn làm được điều này, Agribank cần thiết phải xây dựng các chuẩn mực mẫu biểu báo cáo, thống nhất cách thức cập nhật thông tin của chi nhánh về hội sở.

Bốn là, hệ thống kiểm soát đầy đủ đối với RRTD: Phòng Quản lý rủi ro cần

đảm bảo việc định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng đánh giá chất lượng, hiệu quả các

công tác tín dụng, giải ngân và giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng; kiểm tra tính cập nhật, đầy đủ, chính xác của hệ thống lưu trữ thông tin do bộ phận công nghệ thông tin đảm nhiệm. Nếu phát hiện sai sót, chưa phù hợp cần phải được báo cáo ban lãnh đạo kịp thời và thực hiện điều chỉnh, bổ sung, khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)