Vận dụng các nguyên tắc quản lý tín dụng của Basel II để nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 40 - 42)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

1.4.8. Vận dụng các nguyên tắc quản lý tín dụng của Basel II để nâng cao chất

lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Mục đích vận dụng các nguyên tắc quản lý tín dụng của Basel II để nâng cao

chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Hiệp ước Basel II, ban hành năm 2004, với khung đo lường mới gồm ba trụ cột chính; trong đó, trụ cột thứ ba, chỉ rõ: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Hiệp định Basel II ra đời nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Các nguyên tắc trong quản lý RRTD của hiệp định bao gồm:

Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:

Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ. Xem xét những vấn đề như: Mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng; xây dựng các chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 3: Xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.

Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.

Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:

Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.

Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của NHTM:

Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục và cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và ban quản lý cấp cao.

Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

Nguyên tắc 17: Phải có một hệ thống hữu hiệu để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng như là một phần của cách tiếp cận tổng thể về quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)