Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương tại sở tài chính tỉnh tiền giang (Trang 89)

2017 – 2019

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Trung ƣơng (Bộ Tài chính)

Xuất phát từ thực tế, vướng mắc trong công tác quản lý chi thường xuyên NSĐP, tác giả có một số kiến nghị, cụ thể như sau:

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan tiếp tục ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho từng lĩnh vực để làm cơ sở cho địa phương ban hành giá dịch vụ công cho các đơn vị có sử dụng NSNN.

- Để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, đề nghị các Bộ, ngành TW sớm ban hành khung các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công sử dụng NSNN; hiệu quả hoạt động của ĐVSN, trên cơ sở đó, tùy theo đặc thù của từng địa phương HĐND Tỉnh quy định cụ thể cho phù hợp.

- Sớm ban hành các Nghị định, Thông tư quy định cơ chế tự chủ đối với các ĐVSNCL thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa Nghị định số 16/2015/NĐ- CP quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL do đây là NĐ khung chưa có văn bản hướng dẫn thì không thực hiện được.

3.3.2 Đối với Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Tiền Giang

- Phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền cơ sở, nhất là cấp huyện, cấp xã nhằm góp phần nâng cao tính năng động trong việc quản lý, khai thác các nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi.

- Nâng cao năng lực, tiến tới chuẩn hóa cán bộ làm công tác tài chính NS tại các địa phương để có thể đáp ứng được yêu cầu khi phân cấp cho địa phương, nhất là cán bộ cấp huyện, xã.

- Cần hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trong lĩnh vực tài chính NS, bảo đảm cung cấp các thông tin về chấp hành NS của mỗi cấp chính quyền địa phương để giúp cho UBND nắm được tình hình và có quyết sách kịp thời, chính xác nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, thất thoát NSNN.

3.3.3 Đối với Kho bạc Nhà nƣớc Tiền Giang

Thực hiện kiểm soát chi qua KBNN các cấp một cách chặt chẽ, kiểm soát đúng dự toán được duyệt, đảm bảo theo đúng chế độ và tiêu chuẩn định mức, kiên

quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong dự toán, không có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Kết luận Chƣơng 3

Trong chương 3 luận văn đã đưa ra được: Định hướng tăng cường quản lý chi thường xuyên NSĐP của Tỉnh Tiền Giang. Đề tài đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý chi NS thường xuyên NSĐP tại Sở Tài chính Tiền Giang, trong đó chú ý đến một số giải pháp về tổ chức bộ máy, con người; phát triển, sử dụng hiệu quả công nghệ và kỹ thuật mới trong quản lý chi thường xuyên; tuân thủ quy trình quản lý chi một cách nghiêm túc; hiện đại hóa và nghiên cứu phát triển quy trình, nội dung quản lý chi NSĐP phù hợp với thực tiễn; đổi mới phương thức và công cụ quản lý chi; tăng cường phối hợp với KBNN Tỉnh Tiền Giang và các ĐVSDNS; đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với ban ngành địa phương, KBNN Tỉnh Tiền Giang.

Hoạt động tài chính thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa bền vững, hoạt động của các doanh nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chính sách chế độ quản lý tài chính chưa đồng bộ...đặt ra cho hoạt động quản lý tài chính trong thời gian tới phải năng động, linh hoạt, hiệu quả để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đạt được những bước cao hơn.

Thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN giai đoạn 2017-2019 nhằm thúc đẩy KT - XH của Tiền Giang phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện chi cho ĐTPT ngày càng tăng và có tỷ trọng tăng dần trong tổng chi NS; tăng cường công tác thanh tra kiểm soát các khoản chi NS, đảm bảo tuân thủ nghiêm pháp luật về tài chính – ngân sách, đảm bảo nguồn lực NS được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL chưa tự cân đối được NS, hàng năm NSTW phải bổ sung cho ngân sách tỉnh khá lớn để đảm bảo cân đối NSĐP. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP cũng như hầu hết các chỉ tiêu KT - XH hằng năm nói chung đều đạt mức khá so Nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh đề ra. Để đạt được điều đó, một phần quan trọng do công tác quản lý thu, chi NS phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và được các ngành, các cấp quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt.

Trong thời gian tới, việc quản lý thu, chi NS cần phải được triển khai thực hiện một cách chặt chẽ, bài bản, gắn bó chặt chễ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN sách giai đoạn 2018-2020 sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT - XH của địa phương theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh đã đề ra.

KẾT LUẬN CHUNG

Quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSĐP nói riêng là một vấn đề lớn liên quan đến các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ thống pháp Luật, các chế độ chính sách, các định mức chi tiêu theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Các hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của các cơ chể và giải pháp quản lý đã thực hiện và tiếp tục được đưa ra.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý và điều hành chi NSNN tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả tương đối tốt, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, bố trí NS đầu tư kịp thời cho các lĩnh vực quan trọng, quản lý có hiệu quả nguồn vốn NSNN và việc điều hành linh hoạt NS trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải khắc phục và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng lý luận, thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN nói chung và kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tỉnh Tiền Giang nói riêng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp, trong đó các giải pháp được chú trọng là nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán NS của các đơn vị thụ hưởng NS, cơ quan Tài chính, HĐND và UBND các cấp ở địa phương; rà soát và hoàn thiện hệ thống các định mức phân bổ và sử dụng NS hiện hành; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy trình giải quyết công việc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN; tăng cường công tác thanh tra , kiểm tra; củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi NS nhà nước ở tỉnh Tiền Giang ; tăng cường công tác thanh tra tài chính; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý chi NS.

Đề tài cũng đã đề xuất một số kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi, ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NS phù hợp với đặc điểm của các địa phương. Việc đề xuất, kiến nghị và những giải pháp cơ bản nêu trên chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi chúng được tiến hành

một cách đồng bộ, thống nhất; khi có sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cơ quan, cá nhân thụ hưởng NSNN.

Quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp tỉnh là đề tài phức tạp, luôn có nhiều biến động, nhạy cảm, ảnh hưởng tới lợi ích của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu công phu và toàn diện. Mặc dù tác giả đã cố gắng bao quát các nội dung của quản lý chi thường xuyên NSNN trong nghiên cứu, trình bày, nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, từ việc phân tích cơ sở lý luận đến đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp và điều kiện thực hiện. Tác giả với tinh thần học hỏi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, quý thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đề tài ở mức độ cao hơn, có ý nghĩa nhất định được vận dụng vào thực tiễn trong công việc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

2. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hường dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

3. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.

4. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

5. Chính phủ (2016), Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017.

6. Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Từ http://www.thongketiengiang.gov.vn/ 7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, Từ http://tiengiang.gov.vn/

8. Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang (2016), Nghị quyết số 18/2016/NQ- HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 về nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP tỉnh Tiền Giang năm 2017.

9. Lê Thị Thu Hiền (2017). Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cửu Long.

10. Lê Văn Nghĩa (2018). Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Đắc Lắc. Luận án tiến sĩ. Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2016, 2017.

12. Nguyễn Đăng Dờn (2017), giáo trình “Tài chính tiền tệ”, nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

13. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015. 14. Sở Tài chính Tiền Giang, Các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017, 2018, 2019.

15. Trần Thị Kỳ (2018), tài liệu bài giảng “Tài chính công”, trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương tại sở tài chính tỉnh tiền giang (Trang 89)