Đối với công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương tại sở tài chính tỉnh tiền giang (Trang 84)

2017 – 2019

3.2.2.2 Đối với công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một là, phần đảm bảo thực hiện nội dung chính của nhiệm vụ chi và nhất thiết NSNN phải đảm bảo vì đó là trách nhiệm của NSNN, là các khoản tiền lương, phụ cấp lương, BHXH, BHYT, các khoản sinh hoạt phí, những phần chi mang tính chất tiêu dùng bắt buộc và trực tiếp cho con người, các chi phí tối thiểu cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Hai là, phần chi còn lại có sự co giãn nhất định là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ và bổ sung các phương tiện phục vụ hoạt động của cơ quan ở mức tối thiểu. Khi tiết kiệm chi tiêu sẽ bố trí tăng thêm thu nhập cho cán bộ công

trong chi tiêu, phân khai chi tiết các khoản chi, các cơ quan Tài chính, KBNN có trách nhiệm bố trí hợp lý đảm bảo nguồn cho các nhiệm vụ theo dự toán được duyệt khi có đủ điều kiện để cấp phát. Cơ quan Tài chính và KBNN hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy trình quản lý theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời thực hiện kiểm soát chặt chẽ chế độ định mức chi thường xuyên NSNN theo quy định, đảm bảo nâng cao hiệu quả chi NS.

Các nội dung chi cho giáo dục, y tế, văn hóa xã hội là những nội dung có điều kiện khai thác đóng góp từ trong dân rất lớn để thực hiện xã hội hóa. Do vậy cần hướng dẫn cách tập trung số kinh phí huy động được, quản lý chi tiêu, giám sát kiểm tra quá trình sử dụng khoản chi này một cách hợp lý, có hiệu quả là việc làm quan trọng của các cơ quan Tài chính, KBNN, Thanh tra Nhà nước.

3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện công khai tài chính các cấp

Một là, tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm toán nhà nước hàng năm đối với tất cả các cấp NS, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước. Kiểm tra việc chấp hành Luật kế toán, chế độ hạch toán kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ, các nguồn kinh phí của từng đơn vị. Thực hiện công khai kết luận thanh tra, kiểm toán. Chú trọng công tác xử lý kỷ luật về tài chính NS và kiến nghị xử lý về trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị có vi phạm luật về tài chính NS. Khắc phục chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra cần xây dựng quy chế phối họp công tác giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra theo hướng: đối với một đơn vị và cùng một nội dung mỗi năm chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra một lần.

Hai là, tăng cường sự giám sát của cán bộ công nhân viên, của nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham những trong lĩnh vực tài chính.

Ba là, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài chính đối với tất cả các đơn vị sử dụng NSNN. Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này.

cường kiếm tra, giám sát việc công khai NS ở các địa phương, đơn vị, từ đó kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm không thực hiện chế độ công khai tài chính.

Năm là, Tăng cường hiệu quả sử dụng NS, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, kiểm soát chi NSNN để đảm bảo chi NSNN đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo các ưu đãi của Nhà nước (các chính sách an sinh xã hội, BHYT...) đến được với người dân. KBNN các cấp thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về điều kiện chí NSNN; vi phạm về thủ tục kiểm soát chi NSNN theo đúng quy định tại NĐ số 192/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài Chính.

Sáu là, tăng cường công khai tài chính của NSNN các cấp là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách, nhằm đánh giá, kiểm tra, quản lý NSNN một các khách quan. Đây là một biện pháp không thể thiếu của hoạt động NSNN nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phân bổ và sử dụng NSNN các cấp, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.

Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại các đơn vị thủ hưởng NS, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo việc quản lý sử dụng NSNN đạt hiệu quả cao; đồng thời qua đó kiến nghị sửa đổi bổ sung những điểm chưa phù hợp.

- Thực hiện phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra tài chính tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với ĐVSDNS.

3.2.3 Tăng cƣờng thực hiện cơ chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của ĐCSNCL gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và thống nhất nhận thức trong các cấp quản lý và người lao động trong các ĐVSN công về những nội dung đổi

ngành, lĩnh vực để địa phương thực hiện. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ còn nhiều khó khăn, lúng túng cho cả cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Trước hết, do việc phân công cơ quan đầu mối có trách nhiệm tham mưu cho UBND Tỉnh về việc triển khai thực hiện NĐ 16 còn chưa thống nhất, rõ ràng (lúc thì giao Sở Nội vụ, lúc thì giao Sở Tài chính), dẫn đến hầu hết các đơn vị chủ quản và đơn vị sự nghiệp công lập đều lúng túng khi triển khai thực hiện.

Các giải pháp cụ thể

* Một là: Nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng các khoản chi NSNN:

- Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, Tỉnh Tiền Giang nên điều hành quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; không ban hành các chế độ, chính sách và các dự án mới làm tăng chi NSNN khi chưa có nguồn lực đảm bảo; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm, hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán

- Các đơn vị trực tiếp sử dụng NS nên tiết kiệm các khoản chi thường xuyên như chi tiếp khách, hội nghị, ... từ nguồn NSNN. Thực hiện cải cách hành chính gắn liền với tinh giản biên chế.

- Nên đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển các hoạt động sự nghiệp, đặc biệt trên lĩnh vực y tế.

- Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng kinh phí, đảm bảo công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý và sử dụng kinh phí. STC cần chấn chỉnh và yêu cầu các đơn vị dự toán, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tốt việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn, để làm căn cứ triển khai thực hiện và kiểm soát quá trình sử dụng kinh phí được giao tại đơn vị, đồng thời gửi đến KBNN làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định.

- Việc xây dựng dự toán, giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp có thu phải tính toán đến phần thu phát sinh từ hoạt động sự nghiệp như thu học phí, thu phí, lệ phí... để cân đối vào dự toán thu, chi hàng năm. Phần thu này phải được quản lý qua Kho bạc nhà nước và chấp hành chế độ kiểm soát chi theo quy định. STC cần hướng dẫn cụ thể các đơn vị xây dựng dự toán thu hàng năm để có căn cứ giao dự

toán, các khoản thu được phép để lại chi tại đơn vị cuối năm phải được hạch toán vào NSNN theo đúng quy định.

* Hai là: Công khai, minh bạch các khoản thu, chi ngân sách:

- Cung cấp, công bố chính xác các số liệu theo biểu mẫu cho người dân biết về các chỉ tiêu đã đề ra và các chỉ tiêu đạt được về KT - XH trong năm, để người dân có thể nhận xét và đánh giá những việc làm được và chưa làm được thông qua những thuyết minh giải trình về các chỉ tiêu.

- Tăng cường vai trò của HĐND các cấp trong việc giám sát chi tiêu NS, nâng cao vai trò và năng lực giám sát của các thành viên trong HĐND về lĩnh vực tài chính để việc giám sát có hiệu quả cao hơn đối với việc chấp hành NSNN ở địa phương.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát về tài chính để làm rõ tính chính xác, cũng như hợp pháp của các quyết toán NSĐP và các ĐVSDNS.

- Tăng cường sự tham gia giám sát của người dân vào quá trình quản lý NS các cấp, NS ở địa phương. Các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn người dân trong hoạt động giám sát NS và giải đáp thắc mắc cho người dân.

* Ba là: Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN:

- Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách, nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.

- Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, đào tại lại nguồn nhân lực để đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quản lý thu, chi ngân sách. Tiếp tục khảo sát, đánh giá bố trí lại đội ngũ cán bộ đảm bảo nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nâng cao năng lực chuyên môn, đối mới phong cách làm việc.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Trung ƣơng (Bộ Tài chính)

Xuất phát từ thực tế, vướng mắc trong công tác quản lý chi thường xuyên NSĐP, tác giả có một số kiến nghị, cụ thể như sau:

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan tiếp tục ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho từng lĩnh vực để làm cơ sở cho địa phương ban hành giá dịch vụ công cho các đơn vị có sử dụng NSNN.

- Để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, đề nghị các Bộ, ngành TW sớm ban hành khung các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công sử dụng NSNN; hiệu quả hoạt động của ĐVSN, trên cơ sở đó, tùy theo đặc thù của từng địa phương HĐND Tỉnh quy định cụ thể cho phù hợp.

- Sớm ban hành các Nghị định, Thông tư quy định cơ chế tự chủ đối với các ĐVSNCL thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa Nghị định số 16/2015/NĐ- CP quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL do đây là NĐ khung chưa có văn bản hướng dẫn thì không thực hiện được.

3.3.2 Đối với Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Tiền Giang

- Phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền cơ sở, nhất là cấp huyện, cấp xã nhằm góp phần nâng cao tính năng động trong việc quản lý, khai thác các nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi.

- Nâng cao năng lực, tiến tới chuẩn hóa cán bộ làm công tác tài chính NS tại các địa phương để có thể đáp ứng được yêu cầu khi phân cấp cho địa phương, nhất là cán bộ cấp huyện, xã.

- Cần hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trong lĩnh vực tài chính NS, bảo đảm cung cấp các thông tin về chấp hành NS của mỗi cấp chính quyền địa phương để giúp cho UBND nắm được tình hình và có quyết sách kịp thời, chính xác nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, thất thoát NSNN.

3.3.3 Đối với Kho bạc Nhà nƣớc Tiền Giang

Thực hiện kiểm soát chi qua KBNN các cấp một cách chặt chẽ, kiểm soát đúng dự toán được duyệt, đảm bảo theo đúng chế độ và tiêu chuẩn định mức, kiên

quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong dự toán, không có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Kết luận Chƣơng 3

Trong chương 3 luận văn đã đưa ra được: Định hướng tăng cường quản lý chi thường xuyên NSĐP của Tỉnh Tiền Giang. Đề tài đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý chi NS thường xuyên NSĐP tại Sở Tài chính Tiền Giang, trong đó chú ý đến một số giải pháp về tổ chức bộ máy, con người; phát triển, sử dụng hiệu quả công nghệ và kỹ thuật mới trong quản lý chi thường xuyên; tuân thủ quy trình quản lý chi một cách nghiêm túc; hiện đại hóa và nghiên cứu phát triển quy trình, nội dung quản lý chi NSĐP phù hợp với thực tiễn; đổi mới phương thức và công cụ quản lý chi; tăng cường phối hợp với KBNN Tỉnh Tiền Giang và các ĐVSDNS; đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với ban ngành địa phương, KBNN Tỉnh Tiền Giang.

Hoạt động tài chính thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa bền vững, hoạt động của các doanh nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chính sách chế độ quản lý tài chính chưa đồng bộ...đặt ra cho hoạt động quản lý tài chính trong thời gian tới phải năng động, linh hoạt, hiệu quả để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đạt được những bước cao hơn.

Thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN giai đoạn 2017-2019 nhằm thúc đẩy KT - XH của Tiền Giang phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện chi cho ĐTPT ngày càng tăng và có tỷ trọng tăng dần trong tổng chi NS; tăng cường công tác thanh tra kiểm soát các khoản chi NS, đảm bảo tuân thủ nghiêm pháp luật về tài chính – ngân sách, đảm bảo nguồn lực NS được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL chưa tự cân đối được NS, hàng năm NSTW phải bổ sung cho ngân sách tỉnh khá lớn để đảm bảo cân đối NSĐP. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP cũng như hầu hết các chỉ tiêu KT - XH hằng năm nói chung đều đạt mức khá so Nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh đề ra. Để đạt được điều đó, một phần quan trọng do công tác quản lý thu, chi NS phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và được các ngành, các cấp quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt.

Trong thời gian tới, việc quản lý thu, chi NS cần phải được triển khai thực hiện một cách chặt chẽ, bài bản, gắn bó chặt chễ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN sách giai đoạn 2018-2020 sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT - XH của địa phương theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương tại sở tài chính tỉnh tiền giang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)