Kết quả nghiên cứu đề tài đã đáp ứng cơ bản mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như sau:
Do thời gian nghiên cứu ngắn, nên khi khảo sát mẫu tác giả bỏ qua những địa bàn vùng xa, hẻo lánh đi lại khó khăn nên đối tượng khảo sát mẫu chưa được toàn diện, kết
quả chưa phản ánh chính xác đặc điểm của mẫu. Vì vậy, trong thời gian tới khi nghiên cứu trong lĩnh vực này khi chọn mẫu khảo sát cần chọn địa bàn toàn diện để phản ánh đúng tính chất, đặc điểm mẫu.
Do hạn chế về năng lực cũng như về điều kiện công tác nên phạm vi nghiên cứu còn ở phạm vị hẹp nên chưa phản ánh hết các đặc điểm khác nhau về tính chất công việc, phong tục, tích cách của người dân ở từng vùng, miền. Vì vậy, trong tương lai nếu nghiên cứu đề tài này ở phạm vi rộng hơn như: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoặc toàn quốc kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy được kết quả toàn diện phản ánh đúng với thực tế nhằm đưa ra các giải pháp khuyến nghị chính xác hơn.
Kết luận chương 5: Qua kết quả nghiên cứu của đề tài ở Chương 4, tác giả tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, hàm ý, gợi ý chính sách cụ thể như: phát triển nâng cao chất lượng kênh truyền thông, các giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, nhóm giải pháp về mặt chính sách luật pháp BHXH TN,…nhằm gợi mở giúp cho lãnh đạo ngành BHXH tỉnh Tiền Giang cũng như các cấp, các ngành có liên quan ở địa phương nhằm đẩy mạnh, phát triển hơn nữa chính sách BHXH TN đến người dân, góp phần vào việc bảo đảm ASXH tỉnh nhà, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 28/NQ-TW của Ban chấp hành TW Đảng đã đề ra giai đoạn 2016- 2020.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu tổng quát của của đề tài này là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên mẫu khảo sát đại diện của người dân sinh sống trên địa bàn, đồng thời, tác giả cũng đã xây dựng và điều chỉnh các thang đo trên cơ sở dựa vào mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB).
Kết quả phân tích cũng khẳng định rằng, trong 6 nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân. các thang đo trong mô hình đều thể hiện tốt các đặc điểm giá trị đo lường. Độ tin cậy và giá trị của các thang đo, khái niệm đều vượt trên mức được đề nghị. Mặc dù lĩnh vực nghiên cứu về ý định, hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng cũng khá phổ biến trên thế giới cũng như trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên tác giả tiến hành nghiên cứu với chủ đề này và được thực hiện tại tỉnh Tiền Giang. Từ đó, làm cho nghiên cứu này mang một ý nghĩa nhất định trong thực tiễn, song song đó nó cũng góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về ý định hành vi vào thực tế để giải thích ý định tham gia BHXH TN của người dân.
Qua kết luận chương 5 tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện, nâng cao hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng cũng như ý định của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các nhân tố “Truyền thông”, “Thu nhập” và “Nhận thức” là quan trọng để nâng cao ý định của người dân. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu ban đầu mà tác giả mong muốn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Tài liệu tiếng Việt
[1]. Cục thống kê Tiền Giang, (2018), Niên giám thống kê năm 2017.
[2]. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS tập 1, tập 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức.
[3]. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.
[4]. Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương số 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH.
[5]. Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 về hướng dẫn một số Điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
[6]. Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
[7]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2005) Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh: Nhà xuất bản Thống kê.
[8]. Nguyễn Đình Thọ (2013) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Nhà xuất bản Tài chính.
[9]. Nguyễn Thanh Nguyên (2018) Phương pháp nghiên cứu khoa học - Giáo trình [10]. Phước Minh Hiệp (2018) Phân tích định lượng trong kinh doanh - Giáo trình [11]. Quốc hội (2014) Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
[12].Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu BHYT giai đoạn 2016-2020.
[13].Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTB&XH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiến và hướng dẫn 1 số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
B Tài liệu tiếng nước ngoài
[14]. "Attributes of attitudes", Consumer Behavior, Thomson Press, New York, NY, 235- 43. Boyd, M., Pai, J., Zhang, Q., Wang, H. H., & Wang, K. (2011).
[15]. Ajzen, I, & Fishbein, M (1985). The prediction of Behavior from attitudinal and normative variables, Journal of experimental social Psychology. 466-488.
[16]. Ajzen, I. and Fishbein, M. (1980). Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior, Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ.
[17]. Ajzen, I. (1987). Attitudes, traits, and actions: Dispositional prediction of behavior in personality, and social psychology. In L. Berkowitz (Ed.), Advances in experimental, & social psychology (Vol. 20, pp. 1—63). New York: Academic Press.
[18]. Ajzen, I. (2002). Perceived Behavioral Control, Self-Efficacy, Locus of Control, and the Theory of Planned Behavior. Journal of Applied Social Psychology.32, 665-683. [19]. Chen, M. (2007). Consumer attitudes and purchase intentions in relation to organic foods in Taiwan: moderating effects of food-related personality traits", Food Quality and Preference.18(7), 1008-1002 1001.
[20]. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory (3rd ed.). New York, NY: McGraw-Hill, Inc.
[21]. Social cognition models and health behaviour: A structured review. Psychology and Health,.15, 173-189. Blackwell, R.D., Paul, W.M. and James. F.E. (2006).
BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Xin chào Anh /Chị!
Tôi là Nguyễn Văn Thanh, học viên Cao học ngành Quản trị kinh doanh khóa 2 thuộc trường Đại học kinh tế công nghiệp Long An. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài là “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Mong Anh/ Chị dành chút ít thời gian trao đổi một số suy nghĩ và góp ý giúp tôi về Câu hỏi đánh giá thang đo. Không có ý kiến nào là sai hay đúng hay hay dở. Những ý kiến của Anh/ Chị chỉ mang ý nghĩa cung cấp thông tin và được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Nội dung của buổi thảo luận này nhằm tìm kiếm các nhân tố mà người dân mong đợi từ chính sách BHXH tự nguyện. Các ý kiến của Anh/ Chị được đánh giá rất cao và sẽ được giữ bí mật vì có thể qua các ý kiến này sẽ giúp việc cải thiện và nâng cao việc triển khai và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ngày một tốt hơn trên địa bàn.
A. Câu hỏi chung
Anh/Chị đã bao giờ nghe đến các yếu tố thuộc về hành vi dự định chưa? Anh/Chị có nghĩ rằng các yếu tố này có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện .
B Câu hỏi đánh giá thang đo
1. Nhận thức về ASXH trong việc tham gia BHXH TN
Anh/Chị có nghĩ rằng sự Nhận thức về ASXH trong việc tham gia BHXH TN sẽ ảnh hưởng Ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị không? Với những phát biểu sau đây đánh giá yếu tố Nhận thức về ASXH trong việc tham gia BHXH TN của một cá nhân, theo Anh/Chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/Chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?
1.Anh/Chị có cho rằng xã hội càng phát triển, khả năng rủi ro xã hội trong cuộc sống của con người càng có chiều hướng gia tăng.
2.Anh/Chị có cho rằng hiện nay, tâm lý đa số người lao động tự do chỉ lo trang trải những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức như là:gởi ngân hàng, sắm vàng, mua tài sản…hơn là việc tham gia mua BHXH TN cho tương lai.
sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo.
4.Anh /Chị có nghĩ rằng tham gia BHXH TN là cách để tích lũy trong cuộc sống để tự lo cho mình khi hết tuổi lao động.
5.Anh /Chị có nghĩ rằng lương hưu là cần thiết để đảm bảo cuộc sống đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.
6.Anh/Chị có cho rằng BHXH TN là chính sách ASXH của Nhà nước tạo ra cơ hội hưởng lương hưu cho người dân khi hết tuổi lao động.
……… ………
2. Thái độ:
Anh/Chị có nghĩ rằng sự Thái độ sẽ ảnh hưởng Ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị không? Với những phát biểu sau đây đánh giá yếu tố Thái độ của một cá nhân, theo Anh/Chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/Chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?
7.Anh/Chị thấy tham gia BHXH TN là việc cần thiết nên làm cho tương lai. 8.Tham gia BHXH TN là việc làm hoàn toàn đúng đắn.
9.Anh/Chị thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH TN mang lại. ……… ………
3. Hiểu biết về BHXH TN
Anh/Chị có nghĩ rằng sự Hiểu biết về BHXH TN sẽ ảnh hưởng Ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị không? Với những phát biểu sau đây đánh giá yếu tố Hiểu biết về BHXH TN của một cá nhân, theo Anh/Chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/Chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?
10.Anh/Chị đã hiểu rõ những quy định về việc tham gia BHXH TN (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký,…).
11.Theo anh/Chị quy định thời gian tham gia BHXH TN từ 20 năm trở lên được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là hợp lý.
BHXH TN.
……… ………
4. Truyền thông:
Anh/Chị có nghĩ rằng sự Truyền thông sẽ ảnh hưởng Ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị không? Với những phát biểu sau đây đánh giá yếu tố Truyền thông của một cá nhân, theo Anh/Chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/Chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?
14.Theo Anh/Chị công tác tuyên truyền về chính sách BHXH TN của Nhà nước đã đến được đa số người dân.
15.Anh/Chị đã được nghe nói về BHXH TN thông qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, loa phát thanh đài phát thanh, truyền hình).
16.Anh/Chị thấy với cách tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thì đa số người dân sẽ nhận được thông tin về BHXH TN.
17.Anh/Chị hiểu về BHXH TN từ các tổ chức Hội, Đoàn thể ở địa phương.
18.Theo Anh/Chị trong các buổi sinh hoạt của các Tổ chức:hội, đoàn thể, mặt trận, ở cơ sở nên lồng ghép chương trình tuyên truyền về chính sách BHXH TN để người dân được biết.
19.Anh/Chị có cho rằng truyền thông là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tham gia BHXH TN của người dân.
……… ………
5. Ảnh hưởng xã hội
Anh/Chị có nghĩ rằng sự Ảnh hưởng xã hội sẽ ảnh hưởng Ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị không? Với những phát biểu sau đây đánh giá yếu tố Ảnh hưởng xã hội
của một cá nhân, theo Anh/Chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/Chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?
20.Bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ, khuyến khích Anh/Chị tham gia BHXH TN 21.Người thân trong gia đình ủng hộ Anh/Chị trong việc tham gia BHXH TN.
tham gia.
23. Những người đã và đang hưởng chế độ BHXH đã tác động đến ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị.
……… ………
6. Thu nhập
Anh/Chị có nghĩ rằng sự Thu nhập sẽ ảnh hưởng Ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị không? Với những phát biểu sau đây đánh giá yếu tố Thu nhập của một cá nhân, theo Anh/Chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/Chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc đánh giá chính xác hơn không?
24.Theo Anh/Chị việc làm không ổn định là nguyên nhân dẫn đến khả năng tham gia BHXH TN sẽ gặp khó khăn.
25.Theo Anh/chị thu nhập có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH TN của anh/chị. 26.Mức phí trong khung phí đóng BHXH TN hiện nay là “Vừa” so với thu nhập thực tế của Anh/Chị.
27.Theo Anh/Chị thu nhập là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tham gia BHXH TN của Anh/Chị.
28.Nếu thu nhập ổn định Anh/Chị sẽ có nhu cầu tham gia BHXH TN.
29.Tỉ lệ % Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH TN hiện nay theo Anh/Chị là hợp lý. ……… ………
7. Ý định tham gia BHXH TN:
Theo Anh/chị, Ý định tham gia BHXH TN của người dân có thể được đánh giá thông qua những nhân tố nào? và đánh giá như thế nào?
……… ………
Với những phát biểu sau đây đánh giá yếu tố Ý định tham gia BHXH TN của một cá nhân (Hành vi dự định), theo Anh/chị thì những phát biểu như vậy là đủ chưa ? có cần điều chỉnh gì không? Anh/chị có bổ sung thêm phát biểu nào để cho việc dự định chính xác hơn không?
31.Anh/Chị có ý định tham gia BHXH TN. 32.Anh/Chị sẽ tham gia BHXH TN.
33.Anh/Chị muốn tham gia BHXH TN ngay từ bây giờ
C Thông tin người tham gia phỏng vấn
Xin Ông/bà cung cấp thông tin cá nhân như sau:
Họ và tên: ……… Cơ quan công tác: ………... Số điện thoại:……….………….. Xin chân thành cảm ơn Ông/bà đã tham gia buổi phỏng vấn.
D/ Ý KIẾN CHUYÊN GIA (THẢO LUẬN TAY ĐÔI)
DANH SÁCH CHUYÊN GIA TRONG NGÀNH
STT HỌ TÊN CHỨC VỤ - ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1 Lê Văn Chương Phó Giám đốc Phụ trách – BHXH Tiền Giang
2 Phạm Thị Mỹ Phó Giám đốc– BHXH Tiền Giang
3 Võ Oanh Liệt Trưởng Phòng Quản lý Thu – BHXH Tiền Giang 4 Phan Trung Hiếu Phó Trưởng Phòng Quản lý Thu – BHXH Tiền Giang 5 Lê Thị Thúy Liễu Chuyên viên tổng hợp – BHXH Tiền Giang
6 Trần Văn Luận Phó Trưởng phòng hành chính – BHXH Tiền Giang 7 Võ Văn Lường Phó Giám đốc Phụ trách thành phố Mỹ Tho
8 Huỳnh Văn Nghĩa Phó Giám đốc thị xã Gò Công 9 Nguyễn Duy Khương Phó Giám đốc huyện Cái Bè
10 Phan Thanh Tuấn Phó Giám đốc Phụ trách huyện Gò Công Đông
BẢNG TÓM TẮT Ý KIẾN THÀNH VIÊN
STT HỌ TÊN Nội dung góp ý Ghi chú
1 Ông Lê Văn Chương
Các nội dung trong câu hỏi đề cập khá nhiều thông tin phục vụ tốt cho yêu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên, để người dân dể hiểu, dể trả lời cần dùng những từ bình dân, thông dụng
Nghiên cứu rút gọn bộ câu hỏi, chỉnh sửa từ ngữ cho gọn phiếu khảo sát
2 Bà Phạm Thị Mỹ
giá trị thì đội ngũ thu thập phải am hiểu hết bộ câu hỏi để giải thích thêm, cần thông thạo địa hình, địa bàn để kịp thời gian cho tác giả nghiên cứu. lý thu BHXH tự nguyện các phường xã để thu thập thông tin, cần hỗ trợ kinh phí cho người thu thập và người trả lời .
3 Ông Võ Oanh Liệt
Các vấn đề đặt ra trong câu hỏi hết sức đầy đủ . Tuy nhiên, cần nghiên cứu các bộ câu hỏi có từ 6 câu hỏi trở lên người dân trả lời không tập trung .
Đề nghị bỏ câu hỏi số 4, số 6 trong thang đo: “Nhận thức về ASXH