Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 45 - 52)

Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước, mô hình ý định hành vi và kết quả phỏng vấn các chuyên gia, thảo luận nhóm lấy ý kiến của người dân, tác giả rút ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân như sau:

H1

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của của người dân.

Mô hình nghiên cứu trên có thể được biểu diễn bằng hàm số toán học như sau: Y= 0 +1 X 1 +2 X 2 +3 X 3 +4 X 4 +5 X 5 +6 X 6 +

Trong đó:

-Y: Ý định tham gia BHXH TN.

- X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6 : Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân: Nhận thức về tính ASXH của BHXH tự nguyện, thái độ, ảnh hưởng xã hội, hiểu biết về BHXH TN, thu nhập, truyền thông.

-1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 : Các tham số hồi quy. - : Sai số của mô hình.

H2 H3 H4 H5 H6 Thái độ Hiểu biết về BHXH TN Truyền thông Ảnh hưởng xã hội Thu nhập Ý định tham gia BHXH tự nguyện Nhận thức về BHXH TN

Các biến nhân khẩu học - Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ

Dựa vào các nghiên cứu trước Trương Thị Phượng (2014), Phạm Thị Lan Phương (2015) Lê Cảnh Bích Thơ (2017), và nghiêu cứu tài liệu, lý luận các giả thuyết nghiên cứu dưới đây được đề nghị để kiểm định:

H1: Mức độ nhận thức về tính an sinh xã hội của người dân càng cao thì ý định tham gia BHXH tự nguyện càng tăng.

H2: Thái độ của người dân càng tích cực thị thì ý định tham gia BHXH tự nguyện càng tăng.

H3: Mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân càng tốt thì thì ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân càng tăng.

H4: Mức độ truyền thông càng tốt thì thì ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân càng cao.

H5: Mức độ ảnh hưởng xã hội càng lớn thì ý định tham gia BHXH tự nguyện càng tăng.

H6: Thu nhập của người dân càng ổn định thì ý định tham gia BHXH tự nguyện càng tăng.

Kết luận chương 2:

Từ các lý luận cơ bản của các học giả, tác giả nghiêu cứu trình bày và đưa ra một số khái niệm làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá, đo lường ý định tham gia BHXH TN nói riêng, đưa ra một số mô hình lý thyết về ý định hành vi mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng, đồng thời cũng đề ra mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài. Các giả thuyết mô tả sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến ý định tham gia BHXH TN của người dân. Đó là: Nhận thức tính ASXH của BHXH TN, thái độ, hiểu biết về BHXH TN, truyền thông, ảnh hưởng xã hội, thu nhập.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong nội dung của Chương này, tác giả đề tài tập trung vào việc trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp sử dụng để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Như được đề cập trong Chương 1, mục tiêu chung của đề tài xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi dự định tham gia BHXH TN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Để đáp ứng mục tiêu chung này, tác giả đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể hơn bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố theo mô hình hành vi tiêu dùng TRA, TPB của Fishbein và Ajzen và một số mô hình nghiên cứu có liên quan. Vì đối tượng nghiên cứu tương đối mới, đề tài cũng thực hiện việc điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là ý định tham gia BHXH TN của người dân. Và sau cùng, đề tài thực hiện kiểm định mô hình giả thuyết và xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân. Các nội dung tiếp theo, tác giả đề tài sẽ lần lượt trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả các bước cụ thể trong quy trình này, sau đó là các phương pháp dự định sử dụng để phân tích dữ liệu.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức được cụ thể hóa thành 3 bước:

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện 2 bước bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng định lượng

- Nghiên cứu sơ bộ định tính: Bước 1 đầu tiên trong quy trình nghiên cứu này là nghiên cứu tài liệu lý thuyết có liên quan đến nội dung của đề tài, xác định đây là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Chính vì vậy, việc tìm các tài liệu về các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước về chủ đề nghiên cứu đã cho tác giả hình thành nên hướng nghiên cứu cho nội dung của đề tài này. Từ hướng nghiên cứu tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết cho nghiên cứu. Một điều cần chú ý là tất cả các khái niệm trong mô hình lý thuyết trong tài liệu này đều đã được nghiên cứu và kiểm định. Do vậy, cần phải thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh mô hình, thang đo để phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương. Sau khi nghiên cứu các tài liệu nói trên, tác giả đã kế thừa một bộ thang đo cho các khái niệm, đây chính là thang đo nháp 1. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu và được thực hiện thông qua kỹ thuật

thảo luận tay đôi với các chuyên gia, nhằm khám phá, bổ sung hoặc điều chỉnh thang đo. Số chuyên gia tham gia vào nghiên cứu được thực hiện bằng nguyên tắc bảo hòa (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Thông qua kết quả thảo luận thang đo nháp 1 được thực hiện tại tỉnh Tiền Giang vào tháng 3 năm 2019 thông qua phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm với các thành viên nhóm (trong đó 02 lãnh đạo của Ban Gíám đốc BHXH tỉnh, 8 lãnh đạo cấp Trưởng Phó phòng nghiệp vụ, Giám đốc, Phó giám đốc cấp huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh) được điều chỉnh thành thang sơ bộ (thang đo nháp 2). Nghiên cứu đã giúp cho việc xây dựng các biến số tiềm ẩn (Latent Variable), biến số quan sát (Observed Variable) làm cơ sở cho việc hình thành bảng câu hỏi và thiết kế mô hình nghiên cứu (xem Phụ lục 1 ý kiến thảo luận nhóm).

- Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Bước 2 được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương. Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết với kích cỡ mẫu được lựa chọn ở mức tối thiểu (100 mẫu ), được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (lấy mẫu phi xác xuất). Địa bàn khảo sát là các tổ, ấp, khu phố cấp huyện đối tượng là người dân chưa tham gia BHXH tự nguyện làm các ngành nghề khác nhau: tiểu thương, nghề tiểu thủ công nghiệp, nông dân,.. Ở giai đoạn định lượng sơ bộ, thang đo nháp 2 được đánh giá độ tin cậy và giá trị bằng hai phương pháp đó là: hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA.

Trong nghiên cứu việc sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ số tương quan giữa tổng và biến cho một tập hợp các biến quan sát, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm, đồng thời loại các biến không bảo đảm độ tin cậy trong thang đo. Thang đo được chấp nhận khi có hệ số Cronbach’s Alpha >= 0,6 (Nunnally và Bernstein, 1994) và hệ số tương quan biến-tổng (Correctted Item- Total correlation) của biến đo lường >=0,3 (Nunnally và Bernstein, 1994). Trong nghiên cứu này, tác giả dùng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax. Theo (Gerbing và Anderson, 1998), phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn là phương pháp Principal Components với phép xoay Varimax.

Với giả thuyết đặt ra là trong phân tích EFA, rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau phải thoả điều kiện trị số KMO (Kaiser-Meryer-Olkin)

>=0,5 đây là trị số dùng để chỉ sự thích hợp của phân tích nhân tố, nếu trị số này <0,5 thì phân tích nhân tố không thích hợp (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Ngoài ra ta dùng kiểm định Bartlett’s test of sphericity để kiểm định giả thuyết là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, nói cách khác ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị. Nếu giả thuyết này bị bác bỏ Sig<0,05 thì phân tích EFA là thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Giá trị hội tụ, trọng số nhân tố >=0,5 sẽ được chấp nhận (Gerbing và Anderson, 1998) được trích trong (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008, trang 25); Giá trị phân biệt, chênh lệch trọng số >0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 420); Tổng phương sai trích (TVE), khi đánh giá EFA >=50% (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 420) tổng này thể hiện các nhân số trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường.

Đối với phương pháp MLR, công thức kinh nghiệm để xác định kích thước mẫu tối thiểu là: n>= 50+8*p với p là số biến độc lập trong mô hình (Green, 1991) được trích trong (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 521) ; đối với EFA, để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề xác định kích thước mẫu bao nhiêu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong EFA, kích thước mẫu thường xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu, (2) số biến được đưa vào phân tích. (Hair và cộng sự, 2006) được trích trong (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 415) mẫu tối thiểu là 50 tốt nhất là 100 và tỷ lệ biến quan sát (Observations)/ biến đo lượng (Items) là 5/1 và tốt nhất là 10/1.

Thang đo nháp 2 sau khi đã được đánh giá sẽ trở thành thang đo chính thức (thang đo hoàn chỉnh) và được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu chính thức.

3.1.2 Nghiên cứu chính thức: Bước 3nàyđược thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi mà đề tài đã đặt ra. Nghiên cứu này sử dụng nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi mà đề tài đã đặt ra. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chính thức với các đối tượng khảo sát là người dân chưa tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ giữa tháng 4 đến tháng 5 năm 2019. Bốn nội dung chính được thực hiện trong nghiên cứu này là:

(1) Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA. (3) Phân tích hồi quy bội.

Kích cỡ mẫu tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng n= số biến quan sát * 10 và hồi quy n= số biến độc lập*10 +50 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, tr 263) (được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu phi xác xuất). Nghiên cứu chính thức được sử dụng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.

Trong nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS 20.0, phục vụ cho việc nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, bảng biểu thống kê, kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA,..

Bảng 3.1 Tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu của đề tài

Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật nghiên cứu Thời gian thực hiện Địa điểm thực hiện 1 Sơ bộ Định tính 10 mẫu Thảo luận nhóm, phỏng vấn tay đôi liên quan trực tiếp đến các mục hỏi trong bảng câu hỏi

sơ bộ. Tháng 3/2019 Tỉnh Tiền Giang 2 Định lượng 100 mẫu Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi

sơ bộ ở bước 1 Từ 1 đến ngày 15 tháng 4 Tỉnh Tiền Giang 3 Chính thức Định lượng 320 mẫu Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi

khảo sát chính thức đã được hoàn thiện từ kết quả ở bước 2 Từ 15/4 đến ngày 30/4 Tỉnh Tiền Giang

( Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Như đã giới thiệu ở trên, nghiên cứu được thực hiên qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Toàn bộ quy trình thể hiện như hình dưới đây.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)