Các khái niệm liên quan về BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 25)

2.2.1.1 Bảo hiểm:

Là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người dân khi họ gặp khó khăn trong đời sống ( sức khỏe, tai nạn, mùa màng…) thông qua việc đóng thường niên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác suất và chi phí của rủi ro liên quan.

Theo khái niệm Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 BHXH: “Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Như vậy có thể thấy đây là hình thức phân phối lại ( mang tính xã hội ) đặc trưng: đóng góp không phụ thuộc vào rủi ro cá nhân mà phụ thuộc vào thu nhập hoặc lương của cá nhân đó ( chia sẻ rủi ro). Đây là bộ phận chủ yếu, trụ cột, đón vai trò quyết định của hệ thống ASXH. BHXH là sự bảo vệ mang tính chất xã hội đối vơi người lao động và gia đình họ thông qua việc đóng góp vào Qũy BHXH để trợ cấp cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập gây ra bởi các biến cố như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, thất nghiệp. ”. BHXH được chia làm 2 loại:

+ BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia ( Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014). Loại hình này gồm 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

+ BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất ( Khoản 3 Điều 3 Luật BHXH 2014).

+ Khu vực chính thức: Là khu vực mà các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và có quan hệ lao động chính thức theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động làm việc cho các cơ sở này và được hưởng tiền lương, tiền công cũng như các chế độ phúc lợi khác theo thỏa thuận ký trong hợp đồng.

+ Khu vực phi chính thức: Bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, tự kinh doanh có thuê hoặc không thuê mướn lao động, hoạt động với mục tiêu chính là tạo việc làm và thu nhập cho các thành viên tham gia vào cơ sở sản xuất kinh doanh. Ở các nước đang phát triển, KVPCT bao gồm việc làm nông nghiệp và phi nông nghiệp trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ mà hầu hết là tự kinh doanh với mức thu nhập của người lao động thường thấp hơn so với mức thu nhập của những người làm ở các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn hay ở khu vực công. Ở các nước phát triển, KVPCT hàm ý đến những

hoạt động trái luật pháp hoặc được che dấu, với các hậu quả tiêu cực như trốn đóng thuế, không BHXH, lạm dụng trợ cấp xã hội, cạnh tranh không lành mạnh.

2.2.2 Các nội dung về BHXH TN 2.2.2.1 Các đặc tính về BHXH TN

Trong lĩnh vực BHXH TN sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ, được xem như là sản phẩm vô hình, Người dân khi tham gia thường không được thụ hưởng ngay mà sau một thời gian dài hoặc khi có sự cố xảy ra thì mới được hưởng chế độ hưu trí hoặc tử tuất khi đó người dân mới thấy được lợi ích rõ ràng của sản phẩm mặc khác, vì là sản phẩm dịch vụ nên người dân không thể “chạm” vào dịch vụ được nên khách hàng chỉ có thể nhận biết được dịch vụ thông qua các lợi ích mà không thể nào nhận biết được các thuộc tính khác của nó như địa điểm, con người, trang thiết bị, mẫu hợp đồng ..vv…Bởi vì, người dân khi chưa tham gia BHXH TN nên chưa thể tiếp cận được.

Khi nghiên cứu sâu vào thuộc tính BHXH TN lợi ích mang lại mà người dân nhận thức được. Mức độ nhận thức về lợi ích BHXH tự nguyện phụ thuộc vào sự nhận biết về dịch vụ thông qua sự hiểu biết, kinh nghiệm hoặc những thông tin mà người dân thu thập được có liên quan đến dịch vụ. Lợi ích dịch vụ BHXH TN có thể được người dân tiếp cận khác nhau và điều này tùy thuộc vào nhu cầu đa dạng của họ.

Như vậy, thông qua những lợi ích và nhận thức mà họ có được sẽ là các nhân tố tích cực giúp người tiêu dùng đánh giá về các thuộc tính của dịch vụ BHXH TN có đáp ứng được bản thân và gia đình hay không từ đó người dân thể hiện ý định muốn hay không muốn tham gia BHXH TN và điều này cho ta thấy được việc đo lường các thuộc tính hay nhân tố hiểu biết về BHXH TN sẽ giúp ta giải thích được lý do mà người dân muốn tham gia dịch vụ.

2.2.2.2 Những quy định cơ bản về BHXH TN (1) Đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng theo Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP: “Người tham gia BHXH TN là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH BB” theo đó Thông tư 01/2016/TT-BLĐTB&XH hướng dẫn cụ thể bao gồm các đối tượng:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

- Người lao động giúp việc gia đình;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

- Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;

- Người tham gia khác.

(2) Nguyên tắc BHXH TN:

Nguyên tắc BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 5 Luật BHXH năm 2014 theo đó có nguyên tắc cơ bản như sau:

- Mức đóng BHXH TN do người tham gia lựa chọn. Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (giai đoạn năm 2016-2020 là 700.000 đồng/người/tháng), cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở tại thời điểm đóng (theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ mức hiện tại là 1.390.000 đồng).

- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH tự nguyện và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.

(3) Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH TN:

Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 18 Luật BHXH năm 2014, theo đó người tham gia BHXH tự nguyện:

- Được cấp và quản lý sổ BHXH; được yêu cầu cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH, được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH tự nguyện.

(4) Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện:

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP người tham gia BHXH TN được đóng theo các phương thức như sau:

- Đóng hằng tháng; Đóng 03 tháng một lần; Đóng 06 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

- Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP mức đóng BHXH như sau: - Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

(5) Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện:

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ như sau:

Người tham gia BHXH được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo; 25% đối với thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH TN không quá 10 năm (120 tháng).

2.2.2.3 Các chế độ BHXH tự nguyện (1) Chế độ hưu trí:

- Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng:

Theo quy định Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP người tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng như sau:

Bảng 2.1: Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng Chế độ hưu trí hàng tháng

Tuổi đời Điều kiện hưởng

Nam: 60 tuổi Nữ: 55 tuổi

Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên kể cả thời gian đóng BHXH BB được bảo lưu (nếu có)

Nam: 55 tuổi trở lên Nữ: 50 tuổi trở lên

Người tham gia BHXH TN mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH BB đủ 20 năm trở lên (trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực khu vực hệ số 0,7 trở lên).

Nam:50 tuổi trở lên Nữ: 51 tuổi trở lên

Người tham gia BHXH TN mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH BB đủ 20 năm trở lên (trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực khu vực hệ số 0,7 trở lên).

Nguồn: Luật BHXH 2014

- Mức lương hưu hàng tháng:

Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật BHXH được quy định như sau: Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Bảng 2.2: Năm nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu Năm nghỉ hưu Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ

hưởng lương hưu 45%

2018 16 năm 2019 17 năm 2020 18 năm 2021 19 năm Từ 2022 trở đi 20 năm Nguồn: Luật BHXH 2014

- Cách tính tháng lẻ: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH nếu có thời gian tham gia BHXH:

+ Từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính bằng ½ năm + Từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính bằng 1 năm

- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH theo Điều 79 của Luật BHXH được quy định như sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện

Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện

Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện

* BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu: Điều kiện hưởng:

Người tham gia BHXH TN được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH.

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.

- Ra nước ngoài để định cư.

- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần (Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH BB vừa có thời gian tham gia BHXH TN thì có thêm điều kiện sau 12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH BB).

Mức hưởng BHXH một lần:

- Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).

- Người tham gia BHXH TN có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

(2) Chế độ tử tuất Tuất 1 lần

Người tham gia BHXH TN hoặc có thời gian tham gia BHXH BB (đã đóng ít nhất 5 năm ), người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như sau:

- Trợ cấp mai táng phí : bằng 10 tháng lương cơ sở

- Trợ cấp tuất 1 lần : Mỗi năm đóng BHXH bằng 1,5 tháng mức lương bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Từ năm 2014 trở đi 2 tháng mức lương bình quân.

Trợ cấp tuất hàng tháng: Đối tượng:

Người đã có thời gian đóng BHXH BB từ đủ 15 năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH TN; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu), khi chết thì thân nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:

Con chưa đủ 15 Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng

Mức trợ cấp tuất hàng tháng:

Đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng liền kề sau tháng mà người tham gia BHXH TN chết.

* Một số điểm phân biệt giữa BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc

- Thứ nhất: Để đảm bảo cho những người ở độ tuổi trung niên (40- 45 tuổi), khi có khả năng về kinh tế để tham gia BHXH đủ thời gian tối thiểu đóng BHXH được hưởng chế độ hưu trí (20 năm) và một số người lao động tham gia BHXH BB khi hết tuổi lao động (nam 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nghỉ việc nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm đủ để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì được vẫn được đóng 1 lần đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.

- Thứ hai: Quá trình tham gia thực hiện BHXH TN chỉ gồm có người tham gia BHXH và tổ chức BHXH, nên người tham gia BHXH TN hoặc thân nhân phải trực tiếp thực hiện: Việc đóng BHXH cho cơ quan BHXH với mức đóng theo quy định; lập thủ tục tham gia BHXH và tự quản lý sổ BHXH, hóa đơn nộp BHXH trong suốt quá trình tham gia BHXH; lập thủ tục hưởng chế độ BHXH khi đủ điều kiện theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)