Các phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 61)

2.4.1 Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo- Hệ số Cronbach’s Alpha

Những mục hỏi đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với những cái còn lại trong nhóm đó. Hệ số  của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Công thức của hệ số Cronbach  là:

 = N/[1 + (N – 1)]

Trong đó:  là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Ký tự Hy Lạp 

(đọc là prô) trong công thức tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra.

N: số mục câu hỏi

Vì hệ số Cronbach  chỉ là giới hạn dưới của độ tin cậy của thang đo (Nguyễn Đình Thọ 2013), và còn nhiều đại lượng đo lường độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, nên ở giai đoạn khám phá khi xây dựng bảng câu hỏi, hệ số này nằm trong phạm vi từ 0,6 đến 0,8 là chấp nhận được.

3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Về mặt tính toán, phân tích nhân tố hơi giống với phân tích hồi

quy bội ở chỗ mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (common factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi = Ai1F1+ Ai2F2 + Ai3F3 +….+ AimFm +ViUi

Trong đó:

Xi: Biến thứ i chuẩn hóa

Aij : hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F : các nhân tố chung

Vi : hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui : nhân tố đặc trưng của biến i

m : số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

Fi = Wi1X1+ Wi2X2 + Wi3X3 +….+ WikXk

Trong đó:

Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i

Wi: quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor score coefficient) k : số biến

Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được phần lớn biến thiên còn lại, và không có tương quan với nhân tố thứ nhất. Nguyên tắc này được áp dụng như vậy để tiếp tục chọn các quyền số cho các nhân tố tiếp theo. Do vậy các nhân tố được ước lượng sao cho các quyền số của chúng, không giống như các giá trị của các biến gốc, là không có tương quan với nhau. Hơn nữa, nhân tố thứ nhất giải thích được nhiều nhất biến thiên của dữ liệu, nhân tố thứ hai giải thích được nhiều thứ nhì …

- Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong các tập hợp biến. Ví dụ: có thể sử dụng một tập hợp các phát biểu về lối sống để đo lường tiểu sử tâm lý của người tiêu dùng. Sau đó, những phát biểu này được sử dụng trong phân tích nhân tố để nhận diện các yếu tố tâm lý cơ bản.

- Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau. Chẳng hạn, như sau khi nhận diện các nhân tố thuộc về tâm lý thì ta có thể sử dụng chúng như những biến độc lập để giải thích những khác biệt giữa những người trung thành và những người không trung thành với nhãn hiệu sử dụng.

- Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến tiếp.

3.5 Các bước phân tích dữ liệu

Mục đích đầu tiên của nghiên cứu này là khẳng định rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin cậy, rằng mỗi chỉ báo tiếp cận tốt các miền giá trị của các khái niệm sử dụng trong mô hình hay đảm bảo độ giá trị hội tụ của các thang đo, và các khái niệm sử dụng là khác biệt nhau, tức đạt được độ giá trị phân biệt. Mục đích thứ hai là kiểm định các quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm trong mô hình hạn chế được đề xuất của đề tài này.

Để đạt mục tiêu thứ nhất, đề tài thực hiện phân tích các thang đo lường qua hai bước:

(1) Phân tích độ tin cậy bằng hệ số alpha của Cronbach’s Alpha với thủ tục loại bỏ chỉ báo được sử dụng cho 6 thang đo tương ứng với 6 cấu trúc sử dụng trong mô hình để phát hiện ra các chỉ báo không tốt, , lớn hơn 0.8 là thang đo đo tốt, từ 0.7 - 0.8 là có thể sử dụng được, nếu khái niệm được nghiên cứu là khái niệm hoàn toàn mới trong bối cảnh được nghiên cứu thì có thể sử dụng chỉ số 0.6 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

(2) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho tất cả các chỉ báo để xác định xem các chỉ báo có tạo ra số nhân tố như dự định không? cũng như xem xét các chỉ báo có trọng số nhân tố lớn trên các khái niệm dự định không? Phân tích nhân tố để xác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, khi loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất. Điều kiện chỉ số

KMO> 0.5, mức ý nghĩa quan sát nhỏ sig< 0.05, TVE> 0.5, Hệ số Factor loading>0.5…Hai bước này được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0;

Phân tích tương quan, Hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng các chỉ số α, β, t, F xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân tố biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF, kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư …..Từ đó, xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân tố biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc.

Sau cùng dùng kiểm định T- test và ANOVA để kiểm định có hay không sự khác biệt ý định tham gia giữa các nhóm thống kê bao gồm: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập.

3.6 Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang, Thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN tại tỉnh Tiền Giang. chính sách BHXH TN tại tỉnh Tiền Giang.

3.6.1 Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km;. Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 2.481,77 km2, dân số trung bình năm 2018 là 1,751 triệu người ( trong đó nữ 892,5 ngàn chiếm 50,9%). Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Mỹ Tho; Thị xã Gò Công; thị xã Cai Lậy và 8 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, với 173 đơn vị hành chính cấp xã. Được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Tiền Giang theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 5/02/2016 của Thủ tướng Chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo từ lâu đời của các tỉnh trong vùng.

Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (Mỹ Tho) - Cần Thơ, trong đó đoạn đến Trung Lương đã đưa vào hoạt động và đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận đang triển khai xây dựng nối với TP Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu

long, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh phía nam với 3 khu công nghiệp Mỹ tho, Long Giang, Tân Hương, các cụm công nghiệp Song Thuận, Tân Mỹ Chánh, Trung An… .

Lực lượng trong độ tuổi lao động là: 1,352 triệu người chiếm tỉ lệ 77,2% dân số (trong đó lao động nữ 0,704 triệu người chiếm 52,1%) lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 là 1,048 triệu người chiếm gần 60% dân số ( trong đó nữ 0,51 triệu người chiếm tỉ lệ 49%). Lao động đã qua đào tạo của tỉnh là 10,5% Trong đó, khu vực thành thị chiếm tỉ lệ 24,1%, khu vực nông thôn chiếm 8,2%. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2017 của tỉnh là 3,02%. Như vậy, nguồn lao động tự tạo việc làm, lao động tự do thuộc khu vực phi chính thức hay nói cách khác người dân thuộc đối tượng tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh thực tế khoảng 304 ngàn người (lao động trong độ tuổi của trừ lao động trong độ tuổi đang làm việc các ngành kinh tế: 1,352 triệu người – 1,048 triệu người).

Hình 3.2: Bản đồ hành chính và giao thông tỉnh Tiền Giang tỷ lệ 1/3.000.000

Nguồn (http://bandohanhchinh.com/ban-do-tien-giang-moi-nhat-hien-nay)

3.6.2 Thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN tại tỉnh Tiền Giang

Theo Nghị định 01/2016/NĐ-CP, ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam: “BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHYT, BHTN, BHTN theo quy định của pháp luật. BHXH chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT. Theo cơ quan BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ bố trí theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương theo cơ cấu 3 cấp: TW là BHXH Việt Nam,địa phương BHXH tỉnh và BHXH huyện.

Bắt đầu hoạt động từ tháng 8/1995 cơ quan BHXH tỉnh Tiền Giang có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Cơ cấu tổ chức gồm: Văn phòng BHXH tỉnh và 11 cơ quan BHXH cấp huyện, thành phố, thị xã với tổng số 235 cán bộ công chức, viên chức trong Ngành.

3.6.2.2 Thực trạng triển khai thực hiện BHXH TN tại BHXH tỉnh Tiền Giang

Chính sách BHXH TN được BHXH tỉnh triển khai từ tháng 1/2008 năm đầu tiên thực hiện chỉ thu được 125 người sau đó tăng dần qua các năm với tỉ lệ tăng bình quân mỗi năm là 15%. Riêng năm 2016 khi thay đổi áp dụng Luật BHXH 2016 chính sách có thay đổi cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc nên số người tham gia có sự biến động lớn ( giảm 3.417 người).

Bảng 3.11 Kết quả thực hiện BHXH TN 5 năm tại BHXH tỉnh Tiền Giang

Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 2018

- Số người tham gia (người) 5.991 5.446 3.204 3.330 3.429

- Tỉ lệ % so với nguồn thực tế (%) 2,12 1,85 1,1 1,11 1,13

- Số người hưởng lương hưu BHXH TN 68 82 152 218 273

( Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán các năm của BHXH tỉnh Tiền Giang)

Bảng tổng hợp kết quả cho thấy số người tham gia BHXH TN so với số dân thuộc đối tượng tham gia đạt tỷ lệ rất thấp, chưa thu thút được người dân mặc dù chính sách BHXH TN này đã mở ra nhiều cơ hội cho người dân được tham gia và hưởng lương hưu khi về già. Thực tế cho thấy các đối tượng tham gia chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu

đúng ý nghĩa của chính sách này, đại bộ phận người dân vẫn còn nặng quan niệm chỉ lo cuộc sống trước mắt, mà chưa lo cho tương lai sau khi không còn sức lao động.

Mặc khác, trong khâu tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ về lĩnh vực BHXH TN vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Theo tìm hiểu thì BHXH tự nguyện còn thiếu sự chia sẻ và hỗ trợ kịp thời cho người tham gia. Công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc các quy định liên quan vẫn chưa được chú trọng và thiếu những hình thức phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến từng đối tượng. Hồ sơ thủ tục đăng ký kê khai dành cho người tham gia chưa thuận lợi, thiếu sự hợp tác của chính quyền địa phương. Thêm vào đó, là các rủi ro tiềm ẩn gắn liền với nghề nghiệp, công việc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào tác động tiêu cực đến thu nhập, do đó thực hiện tham gia nộp BHXH TN trong thời gian dài là điều đại đa số tâm lý người dân còn ngán ngại .

Kết luận chương 3:

Trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và các phương pháp phân tích dữ liệu, xây dựng thang đo cho các biến: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy, Phân tích T-Test, ANOVA, phân tích đa nhóm về ý định tham gia BHXH TN của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Xem xét sự khác biệt của ý định tham gia BHXH TN theo các biến nhân khẩu học.

CHƯƠNG 4 XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng thể nghiên cứu của đề tài này là người dân đang sinh sống, làm việc ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó những người tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát là người dân thuộc đối tượng tham gia BHXH TN từ 15 tuổi trở lên. Họ đủ sức khỏe và năng lực hành vi để tham gia trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn trong khoảng 10-20 phút. Qua quá trình thực hiện điều tra, số mẫu phiếu khảo sát đã phát ra là 320 mẫu, sau khi kiểm tra về tính thích hợp các mục hỏi, tác giả loại các phiếu trả lời sai hoặc thiếu thông tin là 10 phiếu, thu hồi về không đủ số phát ra 12, số còn lại là 298 mẫu phiếu khảo sát hợp lệ và đầy đủ thông tin với kết quả phân tích như sau:

4.1 Phân tích các đặc điểm của mẫu:

4.1.1 Những thông tin của người dân được khảo sát

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nhân khẩu học

Thứ tự Ký hiệu Biến nhân khẩu học Số lượng Tỉ lệ %

1

GIOI TINH Giới tính 298 100

1 Nam 128 43 2 Nữ 170 57 2 TRINHDO Trình độ 298 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 61)