3.2.2.1 Thang đo nhận thức tính về ASXH
Nhận thức về tính ASXH khi tham gia BHXH TN được đo lường dựa theo kết quả kết quả phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm với các chuyên gia ký hiệu là NTASXH. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ NTASXH1 đến NTASXH4. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).
3.3 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Nhận thức tính về ASXH
Ký hiệu Biến quan sát
NTASXH1 Anh/Chị có cho rằng xã hội càng phát triển, khả năng rủi ro xã hội trong cuộc sống của con người càng có chiều hướng gia tăng.
NTASXH2
Anh/Chị có cho rằng hiện nay, tâm lý đa số người dân chỉ lo trang trải những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức như là:gởi ngân hàng, sắm vàng, mua tài sản…hơn là việc tham gia BHXH TN cho tương lai.
NTASXH3 Anh/Chị có nghĩ rằng có một nguồn thu nhập ổn định từ lương hưu và được chăm sóc y tế (BHYT) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo.
NTASXH4 Anh /Chị có nghĩ rằng lương hưu là cần thiết để đảm bảo cuộc sống đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.
Nguồn: tác giả tham khảo, thiết kế, tổng hợp
3.2.2.2 Thang đo thái độ
Trong nghiên cứu này, thái độ là thái độ của người tham gia BHXH TN, được lấy từ mô hình TRA (Fishbein và Ajzen, 1975) và TPB (Ajzen, 1991), ký hiệu là THAIDO. Khi người dân có niềm tin với dịch vụ BHXH TN thì họ có ý định tham gia BHXH TN. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký
hiệu từ THAIDO1 đến THAIDO3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).
3.4 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Thái độ
Ký hiệu Biến quan sát
THAIDO1 Anh/Chị thấy tham gia BHXH TN là việc cần thiết nên làm cho tương lai.
THAIDO2 Tham gia BHXH TN là việc làm hoàn toàn đúng đắn.
THAIDO3 Anh/Chị thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH TN mang lại
Nguồn :tác giả tham khảo, thiết kế, tổng hợp
3.2.2.3 Thang đo hiểu biết về BHXH
Hiểu biết về BHXH TN là kiến thức của người dân về những điều khoản quy định về BHXH TN ký hiệu là HBIET, được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ HBIET1 đến HBIET4. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).
3.5 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Hiểu biết về BHXH TN
Ký hiệu Biến quan sát
HBIET1 Anh/Chị đã hiểu rõ những quy định về việc tham gia BHXH TN (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký,…).
HBIET2 Theo Anh/Chị quy định tham gia BHXH TN được hưởng chế độ: hưu trí, tử tuất là hợp lý.
HBIET3 Anh/Chị hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHXH TN.
HBIET4 Anh/Chị đã biết về việc liên thông thời gian tham gia BHXH giữa bắt buộc và tự nguyện.
Nguồn: tác giả tham khảo, thiết kế, tổng hợp
3.2.2.4 Thang đo truyền thông
Truyền thông dựa theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc Diễm, (2010) được ký hiệu là TRTHONG. Qua phỏng vấn 01 cán bộ truyên truyền của BHXH tỉnh để tìm hiểu thực trạng chung về việc tuyên truyền thông tin và việc tiếp cận tham gia BHXH TN của nhân dân trong toàn tỉnh thì truyền thông được đo lường bằng 05 biến quan sát ký hiệu từ TRTHONG1 đến TRTHONG5. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).
Ký hiệu Biến quan sát
TRTHONG1 Theo Anh/Chị công tác tuyên truyền về chính sách BHXH TN của Nhà nước đã đến được đa số người dân.
TRTHONG2 Anh/Chị đã được nghe nói về BHXH TN thông qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, loa phát thanh đài phát thanh, truyền hình).
TRTHONG3 Anh/Chị hiểu về BHXH TN từ các tổ chức Hội, Đoàn thể ở địa phương.
TRTHONG4
Theo Anh/Chị trong các buổi sinh hoạt của các Tổ chức: hội, đoàn thể, mặt trận, ở cơ sở nên lồng ghép chương trình tuyên truyền về chính sách BHXH TN để người dân được biết.
TRTHONG5 Anh/Chị có cho rằng truyền thông là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tham gia BHXH TN của người dân.
Nguồn:tác giả tham khảo, thiết kế, tổng hợp.
3.2.2.5 Thang đo ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội được xem xét bao gồm cả những người khác có ý nghĩa (Ajzen, 1991), ký hiệu là AHXH. Khi được những người có ý nghĩa ủng hộ thì người dân có ý định tham gia BHXH TN. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ AHXH1 đến AHXH4. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).
3.7 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Ảnh hưởng xã hội
Ký hiệu Biến quan sát
AHXH1 Bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ, khuyến khích Anh/Chị tham gia BHXH TN
AHXH2 Người thân trong gia đình ủng hộ Anh/Chị trong việc tham gia BHXH TN.
AHXH3 Do những người xung quanh đã tham gia BHXH TN nên Anh/Chị cũng muốn tham gia.
AHXH4 Những người đã và đang hưởng chế độ BHXH đã tác động đến ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị.
Nguồn:tác giả tham khảo, thiết kế, tổng hợp.
3.2.2.6 Thang đo thu nhập
Thu nhập dựa vào nghiên cứu của Horng và Chang (2007), được ký hiệu là TNHAP. Thông qua thảo luận nhóm, căn cứ theo thực tế thu nhập của những người dân
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ TNHAP1 đến TNHAP5. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).
3.8 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Thu nhập
Ký hiệu Biến quan sát
TNHAP1 Theo Anh/Chị việc làm không ổn định là nguyên nhân dẫn đến khả năng tham gia BHXH TN sẽ gặp khó khăn.
TNHAP2 Theo Anh/chị thu nhập có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH TN của anh/chị.
TNHAP3
Theo Anh/Chị thu nhập là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tham gia
BHXH TN.
TNHAP4 Nếu thu nhập ổn định Anh/Chị sẽ có nhu cầu tham gia BHXH TN.
TNHAP5 Tỉ lệ % Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH TN hiện nay theo anh/Chị là hợp lý.
Nguồn: tác giả tham khảo, thiết kế, tổng hợp.
3.2.2.7 Thang đo ý định tham gia BHXH TN
Ý định tham gia BHXH TN nói lên ý định tham gia hay không tham gia BHXH TN. Thang đo ý định tham gia BHXH TN, ký hiệu YDINH, được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ YDINH1 đến YDINH4, dựa vào nghiên cứu của H. Hayakawa (2000) và mô hình TPB (Ajzen,1991). Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý). Trong đó: các câu hỏi có phần mâu thuẫn nhau nhằm kiểm tra tính logic của người trả lời, xem họ có thực sự đọc bảng câu hỏi hay không.
3.9 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Ý định tham gia BHXH TN
Ký hiệu Biến quan sát
YDINH1 Anh chị đang do dự về việc tham gia BHXH TN.
YDINH2 Anh/Chị có ý định tham gia BHXH TN.
YDINH3 Anh/Chị sẽ tham gia BHXH TN.
YDINH4 Anh/Chị muốn tham gia BHXH TN ngay từ bây giờ
3.3 Nghiên cứu chính thức
Sau khi thực hiện xong các bước nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình và thang đo phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra sơ bộ 100 mẫu theo bảng bảng câu hỏi vừa xây dựng để kiểm tra độ khó, tính đơn nghĩa của bảng câu hỏi. Tiếp theo sẽ qua bước nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, phương pháp thu thập thông tin là tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi chi tiết được soạn sẵn (Phụ lục 2).
Nghiên cứu chính thức được thực hiện để kiểm định mô hình các thang đo. Thang đo được đánh giá sơ bộ qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha