Đánh giá rủiro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 25 - 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Đánh giá rủiro tín dụng

Rủi ro tín dụngđược đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Nợ quá hạn (Expired Debt)

Theo thông tư 02 /TT- NHNN thì Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạ. Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn theo các cấp độ sau: Các khoản nợ quá hạn dưới 91 ngày (khoản mục chính của nợ cần chú ý); các khoản nợ quá hạn từ 91 đến dưới 180 ngày (khoản mục chính của nợ dưới tiêu chuẩn); các khoản nợ quá hạn từ 180 đến dưới 360 ngày (khoản mục chính nợ nghi ngờ); các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày (khoản mục chính của nợ có khả năng mất vốn). [10]

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans – NPL)

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ. Nợ xấu bao gồm: + Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) Gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) Gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) Gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dư nợ ở thời điểm so sánh (Nợ xấu/Tổng dư nợ). Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà Ngân hàng thương mại phải đối mặt, và do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muốn Ngân hàng gặp tình huống nguy hiểm. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)