Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 47 - 57)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 0 7- Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 0 7- 2019

2.2.1.1 Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Agribank Thạnh Hóa, hiệu quả của hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của NH. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan tâm của NH. Bằng việc tìm kiếm những loại hình đầu tư vừa đảm bảo lợi nhuận vừa hạn chế được rủi ro, kết hợp với việc tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay mà tình hình nợ quá hạn của Agribank Thạnh Hóa đã có những dấu hiệu khả quan trong những năm qua.

Bảng 2.4 cho thấy trong 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Agribank Thạnh Hóa đều đạt ở mức thấp và có xu hướng giảm mạnh, từ 2.01% trong năm 2017 xuống chỉ còn 0.46% trong năm 2019. Mặc khác, tổng dư nợ tăng 153,112triệu đồng nhưng dư nợ quá hạn giảm 7,340 triệu đồng. Điều này cho thấy Agribank Thạnh Hóa đã có các chính sách quản lý nợ quá hạn tốt hơn vừa kiểm soát được nợ quá hạn phát sinh vừa thu hồi được nợ quá hạn.

Bảng 2.4. Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 (%) 2019/2018 (%) Nợ quá hạn 10,397 8,542 3,057 -17.84 -64.21 Tổng dư nợ 518,381 608,845 671,493 17.45 10.29 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2.01 1.40 0.46 -30.05 -67.55 Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Tuy nhiên từ năm 2018, NQH năm 2018 đến năm 2019 lần lượt là: 10,397 triệu đồng; 8,542 triệu đồng; 3,057 triệu đồng. NQH có xu hướng giảm cả về con số lẫn tỷ lệ, giảm 17.84% so với 2017 và năm 2019 giảm 64.21% so với năm 2018. Nguyên nhân do giá cả nông sản tăng mạnh (đặc biệt là giá lúa) nên khả năng trả nợ của KH tốt hơn. Như vậy, các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn tới khả năng phát sinh nợ quá hạn tại Agribank Thạnh Hóa, đây là điều mà Agribank Thạnh Hóa cần phải chú ý để tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng để tăng lợi nhuận.

Tổng dư nợ qua cá năm lần lượt là: 518,381 triệu đồng; 608,845 triệu đồng; 671,493 triệu đồng.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là 2.01%; 1.4% ; 0.46% và luôn ở mức dưới 3% cho thấyAgribank Thạnh Hóa đạt được kế hoạch của Agribank Chi nhánh tỉnhLong An giao. Điều này cũng phản ánh chất lượng cho vay, thẩm định tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng của NH đã được cải thiện và nângcao.

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Nợ quá hạn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Doanh nghiệp 1,100 8,500 800 7,400 (7,700) Tỷ trọng DN/Tổng nợ quá hạn (%) 10.58 99.51 26.17 88.93 -73.34 Khách hàng cá nhân 9,297 42 2,257 (9,255) 2,215 Tỷ trọng khách hàng cá nhân/Tổng nợ quá hạn(%) 89.42 0.49 73.83 -88.93 73.34 Tổng nợ quá hạn 10,397 8,542 3,057 (1,855) (5,485)

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Bảng 2.5, nợ quá hạn của doanh nghiệp qua các năm lần lượt là: 1,100 triệu đồng; 8,500 triệu đồng; 800 triệu đồng và chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lần lượt là:

10.58%; 99.51%; 26.17%. Nợ quá hạn của khách hàng cá nhân qua các năm lần lượt là: 9,297 triệu đồng; 42 triệu đồng; 2,257 triệu đồng và chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lần lượt là: 89.42%; 0.49%; 73.83%. Thể hiện rõ nợ quá hạn ở tất cả các thành phần kinh tế đều có sự thay đổi về con số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2018 nợ quá hạn ở doanh nghiệp là 8,500 triệu đồng, tăng 7,400 triệu đồng so với năm 2017. Trong khi đó, tỷ trọng nợ quá hạn của khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ giảm từ 89.42% năm 2017 xuống 73.83% năm 2018. Điều này cho thấy NQH của Agribank Thạnh Hóa tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng cá nhân,tuy nhiên với dư nợ tăng trong thời gian qua trong khi NQH lại giảm cho thấy việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ phát sinh mới cũng như công tác thu hồi NQH được thực hiện ngày càng hiệu quả.

Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài nên năng suất, sản lượng giảm, nguồn thu nhập của hộ nông dân không đủ để bù đắp chi phí đầu tư trong khi chi phí đầu tư cho sản xuất tăng (giá nhân công, vật tư, phân bón, nhiên liệu...) so với những năm trước nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ NH. Đối với những vùng trồng lúa, khớm, mía đã và đang vào mùa thu hoạch sản phẩm, tuy nhiên giá cả đầu vụ còn thấp, phần lớn người dân chờ giá lên để bán, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi nợ bao gồm nợ trong hạn tại các chi nhánh, để chuyển sang nợ cần chú ý (nhóm 2).

Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế

Bảng 2.6. Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018

Nông - lâm nghiệp 2,258 2,547 1,558 289 (989)

Tỷ trọng NQH nông- lâm

nghiệp/Tổng dư nợ quá hạn(%) 21.72 29.82 50.96 8.10 21.15

Công nghiêp – xây dựng 4,544 2,963 820 (1,581) (2,143)

Tỷ trọng NQH công nghiệp – xây dựng /Tổng dư

nợ quá hạn(%)

Thương mại dịch vụ 1,241 897 321 (344) (576) Tỷ trọng NQH thương mại dịch vụ /Tổng dư nợ quá hạn(%) 11.94 10.50 10.50 -1.44 0.00 Tiêu dùng, khác 2,354 2,135 358 (219) 0.04 Tỷ trọng NQH tiêu dùng, khác/Tổng dư nợ quá hạn(%) 22.64 24.99 11.71 2.35 -13.28 Tổng dƣ nợ quá hạn 10,397 8,542 3,057 (1,855) (5,485)

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Tổng dư nợ quá hạn qua các năm lần lượt là 10,397 triệu đồng; 8,542 triệu đồng và 3,057 triệu đồng.

Dư nợ quá hạn trong ngành công nghiệp- xây dựng qua các năm lần lượt là 4,544 triệu đồng (43.7%); 2,963triệu đồng (34.69%) và 820 triệu đồng (26.82%).

Dư nợ quá hạn trong ngành thương mại dịch vụ qua các năm lần lượt là 1,241 triệu đồng (11.94%); 897 triệu đồng (10.5%) và 321 triệu đồng (10.5%).

Dư nợ quá hạn trong ngành tiêu dùng, khác qua các năm lần lượt là 2,354 triệu đồn g(22.64%); 2,135 triệu đồng(24.99%) và 358 triệu đồng(11.71%).

Có thể thấy NQH tập trung nhiều về lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhưng khi xét với dư nợ công nghiệp – xây dựng thì tốc độ tăng NQH trong lĩnh vực này cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Điều này chứng tỏ Agribank Thạnh Hóa đã kiểm soát tốt rủi ro khi mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực này đồng thời công tác thu hồi NQH được thực hiện có hiệu quả. Mặt khác NQH trong các ngành khác đều có xu hướng giảm, đặc biệt là ngành thương mại - dịch vụ và tiêu dùng, khác. Điều này càng có ý nghĩa khi dư nợ của các ngành này đều tăng trong những năm qua. Qua đó cho thấy Agribank Thạnh Hóa ngày càng có các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả.

2.2.1.2. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ xấu Nợ xấu trên tổng dư nợ

Bảng 2.7. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Nợ xấu 6,033 2,325 1,151 -3,708 -1,174 Tổng dư nợ 518,381 608,845 671,493 90,464 62,648 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ(%) 1.16 0.38 0.17 -0.78 -0.21 Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Qua bảng 2.7, ta thấy nợ xấu qua 3 năm lần lượt là 6,033 triệu đồng,; 2,325 triệu đồng và 1,151 triệu đồng. Tổng dư nợ lần lượt là 518,381; 608,845 triệu đồng và 671,493 triệu đồng.

Tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ qua các năm là 1.16%; 0.38% và 0.17, có xu hướng giảm qua các năm.

Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực, kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của các TCTD nói chung và Agribank nói riêng ở mức cao vào năm 2017 và có xu hướng giảm mạnh vào năm 2018.Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) trên tổng dư nợ có xu hướng giảm, năm 2017 là 1.16% giảm xuống còn 0.38%vào năm 2018 và giảm còn 0.17% vào năm 2019. Qua đó cho thấy việc quản lý rủi ro của chi nhánh khá tốt, tỷ lệ xấu trong tổng dư nợ luôn ở mức dưới 3% cho thấy Chi nhánh luôn đảm bảo mức an toàn cho vay. Điều này cũng phản ánh chất lượng cho vay, thẩm định tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đã được cải thiện và nâng cao.

Bảng 2.8. Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018

Nông nghiệp- lâm nghiệp 3,223 1,850 785 (1,373) (1,065) Công nghiệp - xây dựng 1,232 212 125 (1,020) (87) Thương mại - dịch vụ 1,500 187 152 (1,313) (35)

Khác 78.2 76 89 (2) 13

Tổng nợ xấu(%) 6,033 2,325 1,151 (3,708) (1,174)

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Qua Bảng 2.8 cho thấy tỷ trọng nợ xấu của ngành Nông- lâm nghiệp có xu hướng giảm qua các năm từ 2017 đến 2019 lần lượt là 3,223 triệu đồng ở năm 2017, sang năm 2018 giảm còn 1,850 triệu đồng và năm 2019 tiếp tục giảm xuống còn 785 triệu đồng.; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngành Công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm từ 1,232 triệu đồng năm 2017 xuống 212 triệu đồng năm 2018 và 125 triệu đồng ở năm 2019, chủ yếu là do các dự án đang thu hồi vốn nên vừa giảm dư nợ cho vay vừa giảm tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngành thương mại và dịch vụ từ 1,500 triệu đồng năm 2017 giảm xuống 152 triệu đồng vào năm 2019; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngành kinh tế khác, tiêu dùng tăng nhẹ từ 78.2 triệu đồng năm 2017 lên 89 triệu đồng năm 2019.

Nợ xấu phân theo thời hạn

Qua Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ xấu phân theo ngắn hạn là chủ yếu và có xu hướng giảm qua các năm, từ 84.58% năm 2017 giảm còn70.46% năm 2019.Điều này cho thấy chất lượng cho vay ngắn hạn tương đối ổn định và được cải thiện năm 2019.

Tỷ lệ nợ xấu phân theo trung và dài hạn qua các năm lần lượt là 930 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 15.42 % năm 2017, sang năm 2018 có xu hướng giảm là 285 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 12.26%, đến năm 2019 lại tăng thành 340 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29.54%.

Bảng 2.9. Nợ xấu theo thời hạn tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Nợ xấu ngắn hạn 5,103 2,040 811 (3,063) (1,229) Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/

Tổng nợ xấu cho vay (%) 84.58 87.74 70.46 3.16 -17.28

Nợ xấu trung, dài hạn 930 285 340 (645) 55

Tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn/

Tổng nợ xấu cho vay (%) 15.42 12.26 29.54 -3.16 17.28

Tổng nợ xấu cho vay 6,033 2,325 1,151 (3,708) (1,174)

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Tỷ lệ nợ xấu phân theo trung và dài hạn qua các năm lần lượt là 930 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 15.42 % năm 2017, sang năm 2018 có xu hướng giảm là 285 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 12.26%, đến năm 2019 lại tăng thành 340 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29.54%.

Nợ xấu phân theo bảo đảm bằng tài sản

Bảng 2.10. Nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản 5,800 2,285 1085 (3,515) (1,200) Tỷ trọng(%) 96.14 98.28 94.27 2.14 -4.01

Nợ xấu không có bảo

đảm bằng tài sản 233 40 66 -193 26

Tổng nợ xấu cho vay 6,033 2,325 1,151 (3,708) (1,174)

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Qua bảng 2.10 cho thấy: Nợ xấu cho vay có đảm bảo bằng tài sản qua 3 năm lần lượt là 5,800 triệu đồng (96.14%); 2,285 triệu đồng (98.28%) và 1085 triệu đồng(94.27%). Chiếm tỷ trọng cao (bình quân khoảng 96%), dư nợ xấu không có bảo đảm bằng tài sản qua 3 năm lần lượt là 233 triệu đồng(3.86%); 40 triệu đồng (1.72%) và 665 triệu đồng(5.73%),chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ xấu và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm (bình quân khoảng 4%). Điều này cho thấy chất lượng cho vay của dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản là khá tốt.

Hình 2.2. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn, nợ nhóm 5 tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

2.2.1.3. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ

Số liệu tại Bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tương đối cao, đến cuối năm 2017 chiếm 0.32%/ tổng dư nợ với số tiền là 1,673triệu đồng. Đến cuối năm

6,033 2,325 1,151 1,673 1,870 764 10,397 8,542 3,057 Nợ xấu Nợ nhóm 5 Nợ quá hạn

2019, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh xuống còn 764 triệu đồng hay 0.11%/ tổng dư nợ cho vay.

Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng

Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ 518,381 608,845 671,493 Nợ nhóm 5 Số tiền 1,673 1,870 764 Số tiền tăng/giảm - 197 -1,106 Tăng/giảm (%) - 11.78 -59.14 Nợ nhóm 5/ Tổng dư nợ(%) 0.32 0.31 0.11

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Khoản nợ này theo quy định hiện hành phải được trích lập dự phòng rủi ro 100% giá trị khoản nợ sau khi khấu trừ đi phần giá trị tài sản bảo đảm theo tỷ lệ. Nếu tài sản bảo đảm sụt giá hoặc khó chuyển nhượng trong thời gian ngắn thì khả năng tài chính của NH sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do phải trích lập dự phòng rủi ro.

Bảng 2.12. Số liệu trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Dự phòng phải trích lập trong năm 6,549 2,797 1,276 (3,752) (1,521) DPRR thực trích lập trong năm 4,085 2,825 1,187 (1,260) (1,638) Dự phòng chung 2,134 1,119 787 (1,015) (332) Dự phòng cụ thể 1,951 1,706 400 (245) (1,306) Nợ nhóm 5 1,673 1,870 764 197 (1,106)

Xử lý rủi ro 4,377 2,143 987 (2,234) (1,156) Dư nợ xử lý rủi ro 4,179 2,090 839 (2,089) (1,251) Trong đó: Nợ không có

khả năng thu hồi 198 53 148 (145) 95

Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]

Bảng 2.12 thể hiện rõ qua số dự phòng rủi ro phải trích lập hàng năm. Năm 2017, dự phòng rủi ro phải trích lập là 6,549 triệu đồng và đến năm 2019 là 1,276 triệu đồng. Qua bảng số liệu 2.12 cho thấy, bình quân hàng năm Agribank Thạnh Hóa phải sử dụng 4,085 triệu đồng vào năm 2017, 2,825 triệu đồng năm 2018 và 1,187 triệu đồng vào 2019 để bổ sung vào Quỹ dự phòng rủi ro và được ghi nhận vào chi phí, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của NH. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng có tác động lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Do vậy nên việc quan tâm giải quyết các khoản nợ nhóm 5 với các giải pháp tích cực là hết sức cần thiết để giảm tổn thất về tài chính cho NH, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dự phòng chung qua các năm lần lượt là: 2,134 triệu đồng; 1,119 triệu đồng; 787 triệu đồng. Dự phòng cụ thể qua các năm lần lượt là: 1,951 triệu đồng; 1,706 triệu đồng; 400 triệu đồng. Nợ nhóm 5 qua các năm lần lượt là: 1,673 triệu đồng; 1,870 triệu đồng; 764 triệu đồng. Xử lý rủi ro qua các năm lần lượt là: 4,377 triệu đồng; 2,143 triệu đồng; 987 triệu đồng. Dư nợ xử lý rủi ro qua các năm lần lượt là: 4,179 triệu đồng; 2,090 triệu đồng; 839 triệu đồng. Trong đó nợ không có khả năng thu hồi qua các năm lần lượt là: 198 triệu đồng; 53 triệu đồng; 148 triệu đồng.

Qua phân tích NQH, nợ xấu của Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 –2019 cho thấy số lượng và tỷ lệ NQH, nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; nhưng trên thực tế các con số NQH vẫn chưa được thể hiện chính xác, nguyên nhân là do Agribank Thạnh Hóa đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 47 - 57)