Nângcao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 73 - 74)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nângcao chất lượng thẩm định tín dụng

Tổ chức thu thập thông tin cho vay cần thiết cho thẩm định: Đối với những KH

đặc biệt là DN có thông tin biến động như: tình hình tài chính, tình hình vay vốn, tình hình SXKD qua các thời kỳ vì vậy Agribank Thạnh Hóa phải có giải pháp linh hoạt để nâng cao chất lượng thu thập thông tin đáng tin cậy từ nhiều nguồn như: cơ quan Thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, CIC hoặc từ các NH khác…nhằm đánh giá, chọn ra những KH thật sự đáng tin cậy, trung thực trong quan hệ với TCTD, đủ điều kiện, có tiềm lực tài chính, có khả năng SXKD, dự án đầu

tư, phương án SXKD khả thi, có hiệu quả và uy tín của bản thân KH trên thị trường mới xem xét, quyết định cho vay vốn.

Thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình cho vay: Thực hiện đúng các

bước trong quy trình cho vay, kiểm tra thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay của KH, chấm điểm và xếp hạng KH theo định kỳ, phân loại nợ theo các mức độ rủi ro, kiểm tra sau khi KH vay vốn... sẽ giúp cho NH giảm tổn thất khi gặp rủi ro, đánh giá đầy đủ, khách quan năng lực, khả năng trả nợ vay và những rủi ro mà KH có thể gặp để có những biện pháp đo lường trước khi rủi ro xảy ra.

Nâng cao công tác thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm: Khi thẩm định bất kỳ

phương án SXKD, dự án đầu tư thì CBTD cần xem xét tỷ trọng nguồn vốn tự có của KH khi vay vốn; chứng minh nguồn gốc của nguồn vốn tự có; năng lực quản lý, khả năng và hiệu quả hoạt động SXKD, tính toán dòng tiền của KH...để tính toán được khả năng trả nợ của KH khi vay vốn. Ngoài ra, CBTD cần phải kiểm tra các nguồn gốc số liệu, BCTC phải được kiểm toán hay xác nhận của cơ quan thuế; các yếu tố rủi ro ngành, rủi ro kinh doanh để xác định thời hạn vay, lãi suất cho vay, khả năng trả nợ của KH một cách hợp lý. Khi xảy ra rủi ro thì TSBĐ là nguồn thu để thu hồi vốn, do vậy Agribank Thạnh Hóa cần thẩm định TSBĐ chính xác, hợp lý. Tuy nhiên Agribank Thạnh Hóa cũng cần hạn chế tập trung đánh giá TSBĐ trong công tác thẩm định, phân tích cho vay vì nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tập trung quá vào việc đánh giá TSBĐ thì dễ xảy ra trường hợp cho vay dựa vào phần lớn TSBĐ để xác định hạn mức cho vay vì nếu rủi ro xảy ra khó thu hồi được vốn đầyđủ.

Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của KH: CBTD thường xuyên kiểm

tra, giám sát KH sử dụng vốn vay, giám sát hoạt động SXKD/dự án đâu tư nhằm đảm bảo KH sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Ngoài ra CBTD tăng cườnggiám sát trên hệ thống IPCAS để từ đó đôn đốc, nhắc nhở KH trả nợ gốc và lãi theo đúng HĐTD đã ký. Nếu KH gặp khó khăn thì CBTD dễ dàng nắm bắt kịp thời và hướng dẫn cách giải quyết như hướng dẫn KH gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm lãi để hạn chế tình trạng KH không trả được nợ sẽ gây ra rủi ro cho NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)